Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/01/2024, 12:00 PM

Tu tập và bệnh tật

Vì sao tu tập mà bệnh tật vẫn còn? Khi bạn chuyên chú tu tập định tức luôn rèn luyện, tu tập, tái tu tập thật nhuần nhuyễn cả 3 pháp Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần. Bạn khó đạt sự thiện xảo khi mà vẫn còn lấn cấn, sai lầm với nhất tâm.

“…Như Đức Phật dạy, khi nào chúng ta tu chứng thì mới dám dạy người tu, còn chưa chứng thì đừng dạy, nếu dạy sẽ đưa người ta vào con đường thiền tưởng như hiện giờ các sư các thầy từ Nam tông đến Bắc tông tu chưa xong mà dạy người tu. Nên thầy trò tu thiền mà vào bệnh viện trị bệnh, thật là xấu hổ vô cùng.

Thiền sư dạy người tu thiền là phải làm chủ bệnh, chớ thiền sư gì mà chết trong bệnh ung thư như thiền sư ni Ayya Khema. Thiền sư đã viết 25 tác phẩm nói về thiền và Phật giáo, nhưng cái chết của thiền sư thì sách của thiền sư không còn giá trị nữa. Vì thiền còn bệnh tật là thiền ngoại đạo..” 

Nhắc lại lời Trưởng lão, không gì khác, tôi chỉ muốn tiếp tục “giải độc” dù rằng loạt bài giải độc đến 10 bài nhưng hình như chưa đáng gì so với độc tố trong đại chúng, trong bạn đọc vì sự vô minh che khuất. 

Dự liệu được những gì khó thực hành sẽ bị bỏ qua để thêm thắt vào đấy muôn vạn luận giải, tưởng tri của đời sau, Đức Phật chuẩn bị thật kỹ dù biết sẽ không có người truyền thừa. Không chỉ cái khó của giai đoạn giới luật bắt đầu với “ăn chay ngày một bữa” nó quyết định cho việc hành trì hiệu quả hơn khi mà sức khoẻ (tinh thần - thể chất) được điều chỉnh, minh mẫn nhờ đoạn trừ tham ái, ly dục.

Xin nhắc lại lần nữa: “Ăn chay ngày một bữa” chính là yếu tố quyết định cho con đường tu tập Giới- Định-Tuệ vì ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền mà tiết độ ăn uống vừa đủ để nuôi thân mạng chính là ly dục ly ác pháp, giữ cho thân mạng thanh tịnh. Thân thanh tịnh là thân không có dục, không còn dục - nguyên nhân tạo sinh phát triển lậu hoặc bệnh tật, tai ương lưu cữu trong mỗi thân mạng. Đó chính là 1 trong 3 tố chất để có thể là vị thánh tăng con Phật. 

1. Phòng hộ các căn,

2. Tiết độ ăn uống,

3. Chú tâm tỉnh gíác

Nhưng vì việc ấy khó nên về sau tăng chúng biện bác thế là “chấp giới” làm suy nhược cơ thể… Trong tăng chúng, các bậc tôn túc, các cao tăng tên tuổi đức cao, vọng trọng trở thành các bậc Tổ của Giáo phái một lời nói ra như mặc khải, như sấm truyền, như truyền thụ pháp giới cứ bổ sung vào giáo pháp nhưng thật sự không làm phong phú thêm mà làm méo lệch đi vì sự tưởng giải, tưởng tri.

Công bằng mà phán xét thì đó là công phu tu tập, nỗ lực vì Đạo pháp nhưng không ai thấy sự hiểu nhầm, sai lệch ấy tạo nên tình trạng “tự nhiễm” cho chính mình và lớp hậu học sau này. Muốn giải độc cực kỳ khó mà không khéo lại dây vào đức tin riêng biệt của từng giáo phái đang sẵn tinh thần “tử vì đạo” thì người mang thiện pháp lại đối đầu với thị phi.

Chữa bệnh và giác ngộ

353680588_1481342152675983_7876598285550868037_n

Bởi thế, trong bài Chuyện về những "nhà sư" nhập thế , tôi cho rằng Phatgiao.org.vn được sinh ra trong sự hoà hợp của Phật giáo để rồi những “nhà báo” ở đây phải làm nhiệm vụ thiêng liêng, nói lên tiếng nói của Chánh đạo. Việc học đạo, hành đạo và nói về Đạo Phật không đơn giản khi đi giữa những khác biệt của Kinh tạng từng hệ phái, sự sai khác của hệ phái, đặc biệt đây mới là vấn đề đối với những nhà sư “không xuống tóc”. Chính vì vậy, đi theo con đường chánh Pháp là chấp nhận đối mặt với ác pháp, với ma vương.

Sự tha hoá đạo pháp bắt đầu từ đây, khi mà các bậc tôn túc chỉ bám vào kinh tạng bị chia chẻ, pha trộn với niềm tin chánh Pháp rằng ta đang xiển dương con đường giác ngộ và đã vừa chế giới vừa không bận tâm đến việc chữa trị bệnh tật, phiền não chướng của chính minh, của đàn na. Tất cả các vị hầu hết đều xem việc tu tập là hướng đến, là yểm ly, là cố gắng hướng tâm thức (Tâm) đi đến cõi Niết bàn, bỏ quên thực tại, bỏ quên thực thể phàm tục (Thân) hệ quả của tất cả đắm nhiễm huân tập từ vô thỉ.

Thân và tâm cả hai gắn kết là một, mà cuộc sống con người với năm dục lạc (Danh, lợi, sắc, thực, thuỳ) đã từng giây từng sát na phân chia, phá vỡ. Chính từ đây để có thể tu tập, con đường mà Đức Phật chỉ rõ trong kinh Tăng nhất A hàm tập 3. 

1. Nhất tâm là định.

2. Bốn niệm xứ là định tưởng.

3. Bốn tinh cần là định tư cụ.

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3)

Vì sao tu tập mà bệnh tật vẫn còn? Khi bạn chuyên chú tu tập định tức luôn rèn luyện,  tu tập, tái tu tập thật nhuần nhuyễn cả 3 pháp Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần. Bạn khó đạt sự thiện xảo khi mà vẫn còn lấn cấn, sai lầm với nhất tâm. Nó không phải là tâm “không niệm thiện niệm ác” mà là sự hợp nhất thân định trên tâm, tâm định trên thân. Cũng là sai lầm khi cho nhất tâm là Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Động Tâm Định.

Cần hiểu rằng điều thân như điều tâm không xem nhẹ cái nào. Xem việc ăn chay ngày một bữa là thánh đức, là điều tâm ly dục là sai vì chay tịnh ngày một bữa là điều tiết hoạt động sinh lý nhiều hơn tâm lý. Giờ mà đến các tự viện chùa chiền nói “ăn chay ngày một bữa” sẽ có nhiều người bảo “gì kỳ vậy. Ăn vậy sao chịu nổi”. Thậm chí, nhiều tu sĩ đã tiếp cận Phật Giáo Nguyên Thuỷ khi tiếng vang Thầy Thích Thông Lạc vang xa khắp nơi, nhưng cuối cùng cũng trở cờ vì không kham nhẫn, ly dục theo thánh đức được, không ám thị theo tâm lý nổi. Đây chính là câu trả lời vì sao tu hoài, tu mãi mấy chục năm mà vẫn bệnh tật, đau yếu, vẫn đi bệnh viện. 

Trưởng lão hoàn toàn có lý khi bức xúc với hiện tượng các học giả, các thiền sư ra vẻ am tường đạo học mà không “…làm chủ bệnh, chớ thiền sư gì mà chết trong bệnh ung thư như thiền sư ni Ayya Khema. Thiền sư đã viết 25 tác phẩm nói về thiền và Phật giáo, nhưng cái chết của thiền sư thì sách của thiền sư không còn giá trị nữa. Vì thiền còn bệnh tật là thiền ngoại đạo...”.

Bốn bậc làm chủ trong Phật học là sanh- già- bệnh- chết, tham chiếu Giới- Định-Tuệ sẽ cho ta sáng ra nhiều vấn đề liên quan đến việc hành trì, liên quan đến chủ trương, đến con đường tu tập.

01
02

1. Điều thứ nhất:

Nhập nhằng thiểu dục và ly dục. Nếu dịch sát nghĩa ly là cắt bỏ, đoạn diệt thì bỏ cả ăn, bỏ cả ngủ (hay như Đức Phật tu khổ hạnh mỗi ngày một hạt mè) tất dẫn đến cái chết. Ly dục có nghĩa tiết giảm, hạn chế, vừa đủ cho nhu cầu tối thiểu, bảo dưỡng thân mạng, thanh tịnh.

Trong “Ăn chay ngày một bữa” tôi đã trình bày chứng nghiệm “sinh lý” của ly dục theo Pháp Phật. Chính vì coi trọng ám thị mà việc tu tập chỉ dừng lại ở “thiểu dục” bớt bớt lại chút tham, chút sân và cố nhồi nhét lý thuyết, tỏ ra am hiểu giáo lý, tranh biện hơn thua. Và từ đây Nguyên Thuỷ theo con đường Trưỡng lão vẫn chỉ dừng lại ở trào lưu thiểu dục, trào lưu sống mười điều lành nhưng cũng thập thò, bỏ bớt điều thứ 9 vì lẽ mình là người phàm, không mơ đến thánh đức, mà không thấy đó là điều kiện để vào sơ thiền, điều kiện chuyển dịch sinh lý đoạn dứt lậu hoặc, bệnh tật, phiền não, u mê, vô minh.

1. Giới thứ nhất cấm sát sanh = Thánh đức hiếu sinh

2. Giới thứ hai cấm không trộm cắp = Thánh đức buông xả

3. Giới thứ ba cấm không dâm dục = Thánh đức thanh tịnh

4. Giới thứ tư cấm không nói dối = Thánh đức chân thật

5. Giới thứ năm cấm không uống rượu = Thánh đức minh mẫn

6. Giới thứ sáu cấm không trang điểm = Thánh đức tự nhiên

7. Giới thứ bảy cấm không ca hát và nghe ca hát = Thánh đức trầm lặng độc cư

8. Giới thứ tám cấm không nằm giường cao rộng lớn = Thánh đức thiểu dục tri túc

9. Giới thứ chín cấm không ăn uống phi thời = Thánh đức ly dục

10. Giới thứ mười cấm không cất giữ tiền bạc = Thánh đức ly tham.

2. Điều thứ hai:

Hoạch định phương hướng tu tập chủ yếu theo hướng ám thị, cưỡng bức tâm lý cũng là một sai lầm nghiêm trọng vì không ứng dụng lời Phật dạy: “Hãy thắp đuốc lên mà đi. Ta chỉ là người hướng đạo”. Không gắn kết chữa bệnh và giác ngộ, không chỉ ra được tương tác sinh lý của điều thứ 9, không gắn kết, sai lầm về nhất tâm mà định ra giai đoạn tứ niệm xứ là bước nâng cao khi đã xả tâm ly dục không thấy rằng xả tâm (điều tâm) phải đồng thời với điều thân, chữa bệnh tức đang hành trì tứ niệm xứ. Trong Tăng nhất A-hàm tập 3 mà Trưởng lão trích dẫn đã có 3 Pháp thật diệu dụng từ đầu nhất tâm - Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần việc luyện tập, tu tập, tái tu tập các Pháp ấy là tu tập định ở đây vậy

3. Điều thứ ba: Từ những sai lầm trên, toàn bộ tu sinh không ai có thể xác định mình tu đến đâu, đã vào sơ thiền chưa. Ngay đến các bậc tôn túc, các sư thầy đến với Trưởng Lão cũng vậy thôi. Việc chay tịnh ngày một bữa là ám thị “cố học tập và làm theo” vì Đức Phật còn bỏ “khắc kỷ diệt dục” trở về con đường trung đạo.

Đến đây thì ranh giới “thiểu dục ”và “ly dục” nhập nhằng, rối rắm, tuỳ tiện. Và cuối cùng đến các đệ tử thân tín như thầy M.T, thầy T.T được chỉ bảo kèm cặp xuyên suốt mà không bức phá lên tứ thiền được lại bị ngũ ấm ma quật ngã. Cho đến khi Trưởng lão nhập diệt chẳng còn ai dám tiến bước vì ám ảnh ma ngũ ấm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm