Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/04/2020, 16:34 PM

Tu hành không phát tâm bồ đề chẳng thể thành tựu

Người tu hành chẳng phát tâm bồ đề, thì vĩnh viễn là chúng sinh. Do đó, có thể thấy đây là sự khác biệt giữa chúng sinh và Bồ Tát, tức là quan hệ giữa sự phát tâm bồ đề. Nói tóm lại, phát tâm bồ đề là Bồ Tát, phát nghiệp tâm là chúng sinh.

Thế nào là chân chánh phát tâm Bồ đề?

Ðừng quên niệm nguyện lực thù thắng của các Bồ Tát đã phát ra. Như vậy thì nguyện lực của bạn cũng sẽ viên mãn. Nguyện của Bồ Tát phát, là nguyện độ tất cả chúng sinh, nguyện thành Phật đạo. Nguyện vì chúng sinh thọ khổ, nguyện thọ nhận sự chưởi mắng của chúng sinh, nguyện tiếp thọ sự phỉ báng của chúng sinh, đó là nguyện lực thù thắng của Bồ Tát. Bồ Tát là chúng sinh trong quá khứ phát tâm bồ đề.

Chúng ta chúng sinh có chịu vì chúng sinh thọ khổ như thế chăng ? Ai có tinh thần hy sinh như thế, có thể nói là ‘’đuôi phụng sừng lân,’’ hiếm lại càng hiếm.

Chúng ta chúng sinh có chịu vì chúng sinh thọ khổ như thế chăng ? Ai có tinh thần hy sinh như thế, có thể nói là ‘’đuôi phụng sừng lân,’’ hiếm lại càng hiếm.

Chúng ta là Bồ Tát hiện tại phát tâm bồ đề. Chúng sinh vị lai phát tâm bồ đề thì đều là Bồ Tát. Tóm lại, chúng sinh quá khứ phát tâm bồ đề là Bồ Tát, chúng sinh hiện tại phát tâm bồ đề là Bồ Tát, chúng sinh vị lai phát tâm bồ đề là Bồ Tát, cho nên ai ai cũng đều có thể làm Bồ Tát. Việc của Bồ Tát muốn làm thì phàm phu đều chẳng muốn làm. Tại sao ? Vì tư tưởng của Bồ Tát là lợi tha, tư tưởng của phàm phu là lợi mình, cho nên tương phản với nhau.

Phàm phu thì tham, Bồ Tát thì chẳng tham; phàm phu thì sân, Bồ Tát thì chẳng sân; phàm phu thì si, Bồ Tát thì chẳng si. Bồ Tát tiêu trừ tham sân si, tu hành viên mãn thành tựu giới định huệ, cho nên đây là nguyện lực thù thắng của Bồ Tát. Nguyện lực của Bồ Tát là muốn thọ khổ thay thế cho chúng sinh. Chúng ta chúng sinh có chịu vì chúng sinh thọ khổ như thế chăng? Ai có tinh thần hy sinh như thế, có thể nói là ‘’đuôi phụng sừng lân,’’ hiếm lại càng hiếm.

Tại sao chúng ta phải phát Bồ Đề Tâm?

Phát tâm bồ đề là Bồ Tát, phát nghiệp tâm là chúng sinh.

Phát tâm bồ đề là Bồ Tát, phát nghiệp tâm là chúng sinh.

Bồ Tát là chúng sinh ngốc nhất. Tại sao lại nói như thế ? Vì Bồ Tát có tinh thần vì người mà chẳng vì mình, nơi nơi đều chịu thiệt thòi, chẳng muốn chiếm tiện nghi. Ðây là biểu hiện chẳng ích kỷ lợi mình. Bồ Tát muốn xả mình vì người, chẳng vì mình mà tính toán. Vì kẻ khác mà quên đi chính mình, ai làm được trình độ như thế, thì người đó là Bồ Tát. Người tu hành chẳng phát tâm bồ đề, thì vĩnh viễn là chúng sinh. Do đó, có thể thấy đây là sự khác biệt giữa chúng sinh và Bồ Tát, tức là quan hệ giữa sự phát tâm bồ đề. Nói tóm lại, phát tâm bồ đề là Bồ Tát, phát nghiệp tâm là chúng sinh.

>Xem thêm video: Khất thực, pháp tu truyền thống của Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm