Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống (Phần 3)
Pháp hành thiền Tứ niệm xứ là con đường trực tiếp trong Bát chánh đạo có thể phá bỏ vô minh và diệt trừ tham ái để hành giả thanh tịnh thân tâm hoàn toàn và tự cân bằng cuộc sống một cách triệt để nhất.
Tu tập Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống (Phần 2)
4. Phương pháp hành thiền Tứ niệm xứ để cân bằng cuộc sống
- Thiền trong sinh hoạt hàng ngày
Để ngăn chặn phiền não khởi sinh trong sinh hoạt hàng ngày, hành giả chánh niệm trên mọi oai nghi như lời Đức Phật dạy trong kinh Đại niệm xứ:
"Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỳ kheo, khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghati (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm.
Hành giả duy trì chánh niệm dựa trên ba đối tượng chính như sau:
+ Tập trung toàn tâm, toàn ý vào công việc đang làm để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Cảm nhận các cảm giác trên thân (nóng, lạnh, cứng, mềm...) khi đang làm công việc đó để giữ tâm liên tục ở hiện tại, tránh vọng niệm vẩn vơ.
+ Hay biết những suy nghĩ, cảm xúc (vui, buồn ...) và phản ứng (tham, sân...) đang diễn ra trong tâm. Nếu tâm nghĩ những điều thiết thực, lợi ích, hành giả chánh niệm hay biết chúng. Nếu tâm nghĩ những điều vô ích, hành giả ngay lập tức đưa tâm về với việc hiện tại, cảm nhận các cảm giác trên thân.
Nhờ chánh niệm như vậy, hành giả liên tục duy trì, phát triển định tâm và tỉnh giác để ngăn phiền não củ tái hiện, tránh phiền não mới phát sinh cũng như trực nghiệm được tính sinh diệt của thân tâm này trong từng khoảnh khắc mà buông xã sự ràng buộc vào chúng nên bớt khổ dần dần.
- Hành thiền Tứ niệm xứ khi phiền não khởi sinh
Khi phiền não khởi sinh, hành giả có thể trực tiếp quan sát tiến trình sinh diệt, tăng giảm của các tâm bất thiện (tham, sân...); nếu có chánh niệm, định tâm và tỉnh giác vững mạnh, đủ khả năng tách tâm quan sát ra khỏi phiền não để quan sát chúng một cách bình tâm thì tâm phiền não sẽ giảm dần và mất hẳn. Còn nếu không có khả năng đó thì ngay khi ấy, hành giả buông bỏ phiền não và quay sang bình tâm quan sát sự thay đổi của các cảm giác khó chịu trên thân mà không phân tích, nhận xét, đánh giá, phản ứng với chúng để thấy được tính sinh diệt của chúng. Khi đó, các cảm giác khó chịu ấy dần dần mất đi, cơ thể trở lại bình thường đồng thời các phiền não trong tâm cũng giảm dần và mất hẳn.
Nhờ vậy, hành giá không những nhanh chóng chấm dứt phiền não mà còn trực nghiệm bản chất của cảm thọ hay phiền não ấy là vô thường, khổ não và vô ngã. Như thế, hành giả có thể giữ được sự bình tâm, buông xả trước mọi chuyện và sống tùy duyên thuận pháp theo quy luật tự nhiên, để tâm được bình an, hạnh phúc thật sự.
Kết luận
Khi biết được nguồn gốc sâu xa của sự mất cân bằng cuộc sống chính là vô minh và tham ái, con người có thể hóa giải hoàn toàn khổ đau bằng cách tu tập Bát chánh đạo hay Tứ niệm xứ. Nhờ tu tập Bát chánh đạo (Giới-Định-Tuệ), con người có thể kiểm soát lời nói, hành động bằng Giới, chế ngự phiền não trong ý thức bằng Định và tận diệt mọi bất tịnh ngủ ngầm trong vô thức bằng Tuệ.
Trong đó, pháp hành thiền Tứ niệm xứ là con đường trực tiếp trong Bát chánh đạo có thể phá bỏ vô minh và diệt trừ tham ái để hành giả thanh tịnh thân tâm hoàn toàn và tự cân bằng cuộc sống một cách triệt để nhất. Khi đó, con người có một cuộc sống an bình và hạnh phúc để làm việc hiệu quả hơn, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm