Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/07/2024, 14:00 PM

Nguyên tắc và phương pháp thực giải kinh điển Phật giáo

Lịch sử giảng giải kinh điển đã có từ lâu đời và thế tài vô cùng phong phú như chú giải, sớ giải, yếu giải, diễn giải, giảng giải, lược giải, nghĩa giải, thiền giải, huyền giải, tường giải, luận giải, thực giải...Thể loại luận trong tam tạng chủ yếu là để giải thích, giảng giải kinh, luật...

1. Dẫn nhập

Đức Phật Thích Ca sau khi giác ngộ hoàn toàn đã nỗ lực không ngừng đi giáo hoá liên tục trong 45 năm (theo Năm truyền), 49 năm theo Bắc truyền), với hơn ba trăm pháp hội, khoảng tám vạn bốn ngàn bài pháp, tùy nơi, tùy lúc, tùy người, thuận lý, tùy theo căn cơ trình độ khác nhau để đạt được hiệu quả giác ngộ an lạc cao nhất.

Lịch sử giảng giải kinh điển đã có từ lâu đời và thế tài vô cùng phong phú như chú giải, sớ giải, yếu giải, diễn giải, giảng giải, lược giải, nghĩa giải, thiền giải, huyền giải, tường giải, luận giải, thực giải...Thể loại luận trong tam tạng chủ yếu là để giải thích, giảng giải kinh, luật...

Theo đó trách nhiệm của một thầy Tỳ kheo, đệ tử Phật, không chỉ siêng năng học hỏi cặn kẽ, hiểu thông Kinh, Luật, Luận, sống thực hành sâu sắc theo chân lý Phật mà còn phải đem những điều mình hiểu, mình thực hành có kết quả chia sẻ, giảng giải cho đồng bào Phật tử và những người có duyên muốn nghe, làm theo.

Kinh Pháp Hoa thực giải (Thông điệp của kinh Pháp Hoa)

123-4394

2. Nguyên tắc giảng pháp

Trong Đại phẩm, đức Phật dạy: “Này các thầy Tỳ-kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, vì lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của chư thiên và loài người. Chớ đi hai người chung đường với nhau. Này các thầy Tỳ-kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng toàn hảo ở phần đầu, cao thượng toàn hảo ở phần giữa và cao thượng toàn hảo ở phần cuối, cả về ý nghĩa lẫn văn cú.

Hãy giảng giải sự trọn vẹn viên mãn, đời sống thanh tịnh của trạng thái cao thượng. Có những người mà trí óc chỉ bị lu mờ vì đôi chút bụi bặm, nếu không được nghe pháp thì họ không thể được giải thoát; những người ấy sẽ hiểu pháp”.

Đức Phật đã tuyên thuyết điều Ngài biết, Ngài làm. Đấy là sự chân thật.

Trưởng lão Xá-lợi-phất tuân theo lời Đức Phật, huấn luyện chỉ dạy cho các vị tỳ kheo giảng sư sắp đi hoằng pháp ở phương xa. Tôn giả vừa giả định các câu hỏi sẽ được đặt ra cho các giảng sư rồi tự nói câu trả lời: “Đạo sư của Tôn giả nói gì, tuyên bố gì? Được hỏi như vậy, này các Hiền giả, các Hiền giả phải trả lời: Này chư vị, bậc Đạo sư của chúng tôi nói đến sự điều phục dục và tham. (Tương ưng bộ).

Thường một vị giảng sư cần giữ 5 nguyên tắc về việc thuyết giảng Phật pháp:

Một là, thuyết pháp theo thứ lớp, từ thấp đến cao;

Hai là thuyết y theo các pháp môn của kinh điển, không được sai lầm

Ba là thuyết pháp vì lòng từ bi, muốn lợi ích cho mọi người;

Bốn là thuyết pháp không phải vì lợi ích cá nhân của mình, không mong được đền đáp

Năm là không được tự khen mình, chê bai người khác, tôn giáo khác.

Trong kinh Ưu Bà tắc giới đức Phật còn chỉ dạy chi tiết 16 điều cần ghi nhớ trong việc thuyết giảng Phật pháp : 1. Thuyết giảng tùy thời; 2. Thuyết giảng hết lòng; 3.Thuyết giảng theo thứ tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao; 4. Thuyết giảng một cách hòa hợp; 5. Thuyết giảng đúng theo nghĩa lý; 6. Thuyết giảng với tâm hoan hỷ; 7. Tùy ý thuyết giảng; 8. Không khinh thường thính chúng; 9. Không mắng chửi thính chúng; 10. Giảng đúng như pháp; 11. Nói pháp lợi mình và lợi người; 12. Nói pháp không tán loạn; 13. Nói pháp hợp nghĩa lý; 14. Nói chân chính; 15. Giảng pháp với tâm không kiêu mạn; 16. Giảng Phật pháp không cần người đền ơn. 

Kinh Chuyển Pháp luân thực giải (Tinh yếu kinh Chuyển Pháp luân)

426458016_794843606016244_6306562055311869993_n

3 Phương pháp thực giải kinh điển

Đức Phật thường giảng giải chân lý Phật pháp một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành nhất trong đời sống thực tế.

Hãy giải nghĩa kinh rõ ràng, giữ gìn oai nghi trên pháp toà, lập cấu trúc logic, xác định rõ giảng ở đâu, giảng cho ai nghe, giảng nội dung gì, giảng như thế nào, mong muốn hướng đến kết quả như thế nào, biết cách phân loại bài giảng, chọn chủ đề tài phù hợp, dựa theo kinh gốc Phật dạy, dùng phương pháp thực giải đơn giản dễ hiểu dễ nắm bắt, dễ áp dụng thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày.

Chú ý đến phong tục tập quán tín ngưỡng, bối cảnh lịch sử, địa lý, không phê phán các tôn giáo khác.

Biết vận dụng văn học âm nhạc, ca dao phong dao tục ngữ thành ngữ vào bài giảng cho thêm sinh động.

Quan trọng là giảng đúng ý nghĩa giáo lý của văn kinh, chân lý giúp người nghe hiểu được, áp dụng được trong đời sống hàng ngày bớt khổ, thêm vui, hướng thiện, hướng thượng.

Tóm lại một vị giảng sư trước hết phải có phẩm chất đạo hạnh tư cách đạo đức; học hỏi kỹ càng thông đạt Kinh Luật Luận, nắm vững, thực hành giáo lý Phật giáo, sống đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật thì mới được gọi là vị giảng sư chân chính của Phật giáo.

4. Vài điều cần cho một giảng sư:

- Một là hãy dành thời gian học hỏi nghiên cứu Kinh Luật Luận, giáo lý Phật học cho thật chắc chắn vững vàng, chỗ nào chưa thông nên thưa hỏi các bậc tôn túc Hoà Thượng đi trước.

- Hai là sống, tư duy chiêm nghiệm, tu tập thực hành nghiêm túc các kinh, các pháp, giáo lý đã học

- Nên giảng đúng những điều đức Phật đã dạy giúp người nghe có thể hiểu, thực hành đạt được an lạc, chuyển hóa khổ đau. Không nên giảng, suy diễn cá nhân theo trào lưu, xu thế.

- Chỉ nên giảng những điều mà mình đã hiểu thấu đáo chắc chắn, đã thực hành có kết quả bớt khổ, an lạc. Không nên tùy tiện giảng những vấn đề mình còn mơ hồ không chắc chắn, không thuộc giáo lý Phật giáo.

- Nên dùng thái độ khiêm cung, chân thật mà giảng giải Phật pháp, tránh khoe khoang, khoa trương tự cao tự đại.

- Tránh đề cập đến chính trị, phê phán tôn giáo, tín ngưỡng ngoài Phật giáo.

- Theo lời Phật dạy, trên đền bốn ơn, dưới cứu ba cõi mà tuyên dương Phật pháp. Chứ tuyệt không phải có tâm thể cầu danh, mong lợi, muốn nổi tiếng mà đi giảng Phật pháp.

- Những người chưa am tường Phật pháp, chưa tư duy chiêm nghiệm thấu đáo giáo lý, chưa sống, thực hành nghiêm túc giáo lý Phật giáo thì không phải là giảng sư, cũng không thể giảng Phật pháp được. Nếu đi giảng Phật pháp chỉ là có hại cho bản thân, hại cho mọi người và có hại cho Phật giáo.

Cách thực giải

Kinh điển Phật

Đơn giản, dễ hiểu

Áp dụng thực hành

Giải như thật.

* Nhóm tác giả: TS. Thích Hạnh Tuệ - TS. Thích Nữ Thanh Quế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm