Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/02/2021, 09:00 AM

Tứ Thánh Chủng của người xuất gia là gì?

Người xuất gia học đạo nào càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã dục lạc thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đứng nói chi tới Thánh vị, khác nào muốn nấu cát thành cơm.

Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước

Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta

Một mình đi bình bát với cà sa

Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ... 

Còn hình ảnh nào cao đẹp và hạnh phúc hơn những bước đi vững chãi, thảnh thơi của người tu sĩ. Như con tê giác độc hành giữa trời mây sông núi, người tu sĩ một mình dạo khắp cõi Ta-bà, nơi nào có chúng sanh đau khổ thì nơi ấy là quê hương xứ sở.

Hành trang của người tu sĩ chỉ vỏn vẹn ba mảnh áo cà sa và một bình bát, ngày ngày xin cơm của nghìn nhà, đêm đêm tựa vào gốc cây ngủ. Danh lợi phù hoa chỉ là bèo bọt. Mỗi dấu chân người tu sĩ đi qua, cho dù là đồi núi chập chùng, hay sa mạc hoang vu cũng là phương trời siêu thoát. Trong bất kỳ thời điểm nào, xã hội nào thì chân dung của người tu sĩ cũng vẫn là như thế, vẫn là người vô sản chân chính nhất. Đức Thế Tôn là hình ảnh gương mẫu đầu tiên cho tinh thần này. Ngài đã đưa ra bốn tiêu chuẩn để hàng đệ tử nương vào đó làm chất liệu nuôi dưỡng hạt giống Thánh, từ khi các pháp hữu lậu ồ ạt phát sinh trong Tăng đoàn:

1. Suốt đời Tỳ-kheo đi khất thực để sống.

2. Suốt đời Tỳ-kheo mặc y phấn tảo.

3. Suốt đời Tỳ-kheo nương gốc cây để ở.

4. Suốt đời Tỳ-kheo dùng thuốc hủ lạn.

Bốn tiêu chuẩn này được gọi là Tứ thánh chủng mà bất kỳ một hành giả nào mang hoài bão hóa độ chúng sanh, thành tựu quả vị tối thượng thì nhất định không được sống xa rời.

Sự xuất hiện giáo đoàn của Đức Phật có số lượng hơn một nghìn hai trăm năm mươi người, quả là một trở ngại lớn cho những tín đồ thuần thành và những thí chủ mới phát tâm.

Sự xuất hiện giáo đoàn của Đức Phật có số lượng hơn một nghìn hai trăm năm mươi người, quả là một trở ngại lớn cho những tín đồ thuần thành và những thí chủ mới phát tâm.

Câu chuyện xuất gia lại của Thầy Pháp Niệm

Đức Đạo Sư của chúng ta đã trở thành người vô sản, từ khi Ngài quyết định ra đi tìm con đường giải thoát cho nhân loại. Một mình một bóng, Ngài dấn thân vào kiếp sống tu hành khổ hạnh giữa chốn rừng thiêng, nước độc. Ngài biết rằng cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, uy quyền thế lực là chất men nồng độ cao. Nó sẽ làm đê mê, say cuồng và có thể giết chết một ông hoàng giữa vòng tục lụy cũng như bao nhiêu khách trần khác. Ròng rã hơn mười năm, con người vô sản đó đã thật sự thoát ly những khổ đau trói buộc của phàm tình, thành tựu quả vị Chánh đẳng chánh giác. Từ kinh nghiệm sống thực của bản thân, Đức Phật vì muốn làm hàng rào chắc chắn, đảm bảo sự tồn tại lớn mạnh của Tăng đoàn, nên Ngài mới nghiêm khắcchế định bốn tiêu chuẩn không thể vượt qua. Bốn tiêu chuẩn này còn gọi là Pháp tứ y. Bởi vì, người xuất gia học đạo không nương vào đây, nghĩa là sống đời sống xa hoa phàm tục, đắm chìm trong lợi dưỡng thì Thánh giới đã không giữ được, mà Niết-bàn cũng không hy vọng thấy lối về.

Đức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo phải vào làng khất thực, nghĩa là phải làm kẻ xin cơm của nghìn nhà để sống. Đây là phương pháp thực tập diệt trừ bản ngã rất hữu hiệu. Vì lúc ấy, trong Tăng đoàn phần đông là những người thuộc dòng dõivua chúa, quan quyền, đời sống xa hoa của một giai cấp thượng lưu đã tập cho tâm của họ có một chỗ đứng cao, không bao giờ biết hướng đến những giai cấp cùng khổ. Khi chưa dựa vào Thánh quả, các kiết sử dĩ nhiên còn lưu trữ sâu dày, nên điều phục tâm bình đẳng không phải nỗ lực công phu trong nhất thời mà được. Vì thế, Tỳ-kheo đi xin ăn là một thượng sách, có thể xem như những gã hành khất, hạng thấp kém nhất trong xã hội. Thế nhưng, Tỳ-kheo khất thực với tinh thần hoàn toàncao thượng. Cứ theo trình tự từng nhà xin ăn, thí chủ cúng thứ nào hoan hỷ đón nhận thứ ấy, không có ý niệm phân biệt giàu nghèo, tốt xấu; huống gì có hành động bĩu môi, hay thốt ra lời nói chê khen.

Cao đẹp thay! Hình ảnh Tỳ-kheo đi khất thực như ong lấy mật hoa, chỉ lấy đủ hương vị bay đi, tuyệt đối không làm cho hoa bị thương tổn. Chính vì thế mà trong hoàn cảnh kinh tế Ấn Độ lúc bấy giờ đang thiếu thốn, chỉ có dòng dõi Sát-đế-lợi và các giáo sĩ Bà-la-môn mới có đời sống nhàn hạ, sung túc; còn các giai cấp dưới vất vả lắm mới có được cái ăn, cái mặc.

Sự xuất hiện giáo đoàn của Đức Phật có số lượng hơn một nghìn hai trăm năm mươi người, quả là một trở ngại lớn cho những tín đồ thuần thành và những thí chủ mới phát tâm. Thế nhưng các thầy Tỳ-kheo vẫn được niềm quý kính và cảm tìnhcủa tín thí. Bởi vì, các thầy muốn xin miếng ăn đủ để sống nuôi thân thể, nếu để gầy còm thiếu sức thì công phu thiền tọakhông thể vững vàng, nói chi đến an trụ trong định hay thành tựu được Tuệ giác. Trí tuệ chỉ phát sinh khi thân thể khỏe mạnh. Thế nên, người xuất gia học đạo xem thức ăn chỉ là phương thuốc trị liệu, hoàn toàn không phải để bồi dưỡng thân xác tứ đạigiả tạm này. Thầy Tỳ-kheo nào quan trọng đến vấn đề ăn uống là mắc phải sai lầm lớn. Vì nếu thân thể quá cường tráng thì dục vọng rất khó đè nén, tất nhiên Thánh giới sẽ không được bảo đảm. Nếu Thánh giới bị hư hủy, Tuệ giác không đạt đượcthì không ra được ba cõi, chỉ vì ăn uống quá đầy đủ. Vậy chúng ta xuất gia học đạo làm gì cho uổng phí một kiếp, sao không ở gia đình mặc tình mà hưởng thụ món ngon vật lạ? Về sau, có nhiều thí chủ vì cảm kích đức độ của các thầy Tỳ-kheo mà phát tâm muốn thỉnh các thầy đến nhà thọ trai để cầu phước. Đức Phật hoan hỉ chấp thuận, nhưng Ngài dặn dò đệ tử hết sứckỹ lưỡng: “Thí chủ cung kính cúng dường không nhàm chán, nhưng Tỳ-kheo thọ nhận phải biết đủ, hạn chế không tham”.

Người xuất gia học đạo nào càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã dục lạc thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đứng nói chi tới Thánh vị, khác nào muốn nấu cát thành cơm.

Người xuất gia học đạo nào càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã dục lạc thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đứng nói chi tới Thánh vị, khác nào muốn nấu cát thành cơm.

Bồ tát Quán Thế Âm xuất gia 

Đức Phật nhập diệt khá lâu thì giáo pháp của Ngài được phân chia thành hai hệ phái rõ rệt là Tiểu thừa và Đại thừa. Theo tinh thần cấp tiến của Đại thừa thì có thay đổi chút ít giới điều Phật đã chế để cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng địa phương, song vẫn giữ được tinh thần ‘tùy duyên bất biến’. Đại thừa đặt nặng vấn đề thành tựu Tuệ giác để độ chúng sanh mê muội, cho nên vấn đề ôm bình bát đi khất thực dù là một công phu diệt trừ bản ngã, nhưng không phải là vấn đề thiết thực hàng đầu. Nếu như ở địa phương đó, đất nước đó Tỳ-kheo được sự kính tin phát tâm cúng dường thức ăn của đàn việt thì các thầy sẽ dành được nhiều thời gian, thay vì đi khất thực thì thực tập thiền quán. Mặc dù, các thầy không ôm bình bát đi xin, nhưng vẫn hằng tâm niệm rằng mình là người nợ cơm áo của muôn nhà. Vấn đề này lúc Đức Phật còn tại thế Ngài cũng chấp nhận. Bởi vì Đức Phật muốn các thầy Tỳ-kheo không phải bận rộn vì vấn đề ăn uống.

Nếu như thức ăn không phải do xin mà có, tự làm ra như trồng trọt, buôn bán thì đó là việc làm tà mạng, không phải pháp của Tỳ-kheo. Các thầy giữ được tinh thần thọ dụng thức ăn như ong lấy mật hoa thì thí chủ có đem thức ăn đến cúng dường, hay thỉnh về nhà thọ trai vẫn không khác xa việc khất thực. Rõ ràng tinh thần của Đại thừa thật sự không khác với tinh thần của Đức Phật khi còn tại thế. Chỉ tại chúng ta cách Phật quá xa, thời gian hơn 2500 năm đã làm chúng ta sống xa rời tinh thầngiải thoát. Chúng ta muốn cấp tiến theo tinh thần Đại thừa mà lại tiến quá sai lệch, không giữ được bản chất. 

Thí chủ phát tâm cúng dường là những người đã gieo trồng căn lành với Phật pháp, vì biết chúng Tăng là ngôi báu của thế gian, là người thay thế Đức Phật tuyên dương giới pháp, nên dù có khó khăn họ cũng quyết lòng hộ trì. Không phải thí chủnào cũng giàu sang, có rất nhiều người phải trích bớt phần ăn của gia đình, hoặc món ăn mà họ dâng cúng; đôi khi cha mẹ, hay vợ con của họ chưa bao giờ được nếm tới. Thế mà chúng ta thản nhiên quá, càng được dâng cúng món ngon vật lạ, chúng ta càng không kiềm chế được tâm tham đắm. Chúng ta quen ăn những món sang trọng do thí chủ giàu có cúng, nên sự thành tâm cung thỉnh của một thí chủ nghèo khó ta thường tìm cách từ chối, hoặc không lưu tâm tới. Ngồi thọ trai mà tâm chúng ta lại không yên vì trước mắt là những món ăn không hợp khẩu vị, hoặc không mấy ưa thích. Chúng ta ở trong Phật pháp càng lâu, càng có chỗ đứng quan trọng trong giáo đoàn thì vấn đề ăn uống càng trở thành vấn đề khó khăn, quan trọng. Những buổi tiệc linh đình được tổ chức trong các tự viện, bày đủ loại thức ăn trong nước và ngoài nước, tốn không biết bao nhiêu tiền bạc của thí chủ và giết chết không biết bao nhiêu thời gian tu tập để chế biến các món ăn Âu, Á cho lạ miệng… Và còn biết bao việc làm khác đều không phải là tư cách của một Tỳ-kheo. Dẫu biết rằng Tỳ-kheo là ruộng phước để thí chủ gieo trồng hạt giống lành, nhưng chúng ta thật sự quên đi mình là kẻ nợ cơm của đàn việt. Chúng ta không còn ý thức được ăn để làm gì, để phục vụ cho ái dục, hay giữ cho thân thể không bị khô gầy mà tiến tu đạo nghiệp. 

Chúng ta không đi khất thực thì phải biết phương pháp thực tập diệt trừ bản ngã. Thế mà chúng ta lại nghĩ tới giá trị cao quý của hàng thường trụ thế gian, xem việc cung phụng là bổn phận đương nhiên của hàng cư sĩ. Chúng ta không tự hỏi lại lòng, tiếp tục sa đọa trong món ăn vật thực thì không chỉ bị người thế tục chê khinh, mà Thánh giới cũng không làm sao giữ được. Người nào không bảo tồn được bản thể Tỳ-kheo vì bị định nghiệp lôi kéo thì còn đáng thương tiếc. Tỳ-kheo chỉ vì vấn đề ăn uống, cưng chiều tấm thân tứ đại để đi đến việc hủy phạm Thánh giới là một điều hết sức tồi tệ. Người thế gian, kẻ sĩ còn xem cái ăn, cái mặc là thứ tầm thường. Lẽ nào chúng ta còn bận bịu vì nó, quan trọng đến nó thì thật sự không xứng đáng để cho nhân loại cung kính gọi là hai tiếng Đạo Sư.

Chúng ta là người xuất gia tu hành lấy sự nghiệp trí tuệ làm chính yếu, nhưng đôi khi phải bỏ ra hàng giờ để sửa soạn, may sắm y phục.

Chúng ta là người xuất gia tu hành lấy sự nghiệp trí tuệ làm chính yếu, nhưng đôi khi phải bỏ ra hàng giờ để sửa soạn, may sắm y phục.

 Người xuất gia chân thật phải có tâm cầu đạo giải thoát

Ăn mặc là một vấn đề hết sức quan trọng, chúng trói buộc con người đọa lạc mãi trong mùi tục lụy. Chính vì nó mà con ngườiphải vất vả trăm chiều, đêm ngày bận bịu. Bao cuộc tương tàn, chiến tranh khốc liệt, biến yêu thương thành hận thù, hóa trắng ra đen, đổi hiền lành thành độc ác cũng vì nó. Bằng kinh nghiệm sống thực, Đức Thế Tôn luôn luôn khuyến cáo hàng đệ tử phải xa lìa nếp sống xa hoa phàm tục để ý niệm thoát ly sanh tử luôn canh cánh bên lòng. Nếu như Tỳ-kheo phải nương vào khất thực để sống thì phải lấy vải phấn tảo làm y phục che thân.

Vải phấn tảo là thứ vải mà người thế tục chê bỏ, vì khi để trong rương tủ bị chuột gặm nhắm, hay lúc phơi bị trâu gặm; có thể dùng để lót cho đàn bà sanh, hay quấn xác chết. Người xuất gia đã cạo bỏ mái tóc xanh, thì mặc trang phục hết sức giản đơn, thô sơ xấu xí như thế mới thật sự gọi là hủy hình. Hủy hình là một hình thức góp phần quan trọng trong vấn đề làm cạn khô nước ái dục. Thân phận của kẻ đoạn dục trừ ái là phải rón rén nhẹ nhàng, đi nhanh ra khỏi con đường sanh tử càng sớm càng tốt. Thế nên đâu còn thời gian thong thả nơi cõi uế trược này tỏa hương khoe sắc, để trêu đùa ong bướm?

Người mặc y phục sang trọng là gián tiếp không công nhận thân này là sự giả hợp của bốn thứ đất, nước, gió, lửa sẽ bị tiêu hoại bất cứ lúc nào; cho nên họ mới cưng chiều, làm cho đối phương hài lòng, rung cảm. Người mang ý niệm thoát ly trần tụcluôn cảnh giác để không bị ái dục len lỏi, nhiễm ô. Huống gì trang điểm cho xinh đẹp, hấp dẫn để người đời ghé mắt lưu tâm. Vì thế, Tỳ-kheo nhặt những thứ vải bỏ xấu mà người ta đã vứt bỏ trong rừng hay nơi hố rác để chấp nối thành mảnh áo che thân là hình ảnh siêu thoát của người tu sĩ Phật giáo.

Đức Từ Phụ Thích-ca Mâu-ni là nhân vật điển hình cho tinh thần siêu thoát này. Sau khi vượt thành băng qua dòng sông A-no-ma, Ngài quyết định cắt tóc và cởi hết trang phục lộng lẫy cao sang của một Đông cung Thái tử đưa cho người giữ ngựa Sa Nặc, để đổi lấy một manh vải thô sơ che kín tấm thân. Ngài thừa biết rằng những thứ bận bịu ấy hoàn toàn không thích hợp cho một kẻ đi tìm chân lý giải thoát, sống đời sống khổ hạnh, phiêu bạt rày đây mai đó.

Suốt 49 năm làm Đạo sư, tài sản của Ngài cũng chỉ là ba mảnh cà sa. Bản hoài duy nhất của Ngài là giúp cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật. Tổ Ca-diếp suốt đời tu hành là người giản đơn vật chất, đầu đà đệ nhất. Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông từng bỏ ngôi vua, xem nhung gấm lụa là, dục lạc phàm tình như đôi dép rách… Và biết bao gương chư Phật, chư Tổ đã sống với tinh thần vô sản chuyên chính như thế. 

Thật buồn cho chúng ta, ngày càng xa Phật càng lạc lầm, đi trên con đường giải thoát mà quờ quạng mãi không tìm được lối ra. Chúng ta là người xuất gia tu hành lấy sự nghiệp trí tuệ làm chính yếu, nhưng đôi khi phải bỏ ra hàng giờ để sửa soạn, may sắm y phục. Trong thời buổi văn minh tiến bộ ngày nay, không mặc được những thứ vải siêu ‘xịn’ hàng cao cấp của nước ngoài là người lạc hậu. Vì thế các thầy và các sư cô trẻ tuổi bắt chước người đời tranh nhau mua sắm đủ loại vải, may đủ kiểu y phục theo Tàu, theo Nhật cho ‘model’ khác lạ, không còn chút dáng vẻ, phong cách của một kẻ thoát tục. Y phụccủa chúng ta sang trọng, đôi khi mắc tiền hơn cả áo quần của người thế tục, nên đừng trách chi họ tỵ hiềm khinh ghét hàng đệ tử Phật, chỉ biết ăn rồi ngồi không để hưởng thụ. Ngày nào chúng ta cũng ngồi ủi áo quần láng mướt, rung rinh như cô bóng ngồi đồng, có khi còn viền xanh viền đỏ diêm dúa như cô đào hát cải lương. Tiền đâu mà chúng ta may sắm, có phải là mồ hôi và nước mắt của tín chủ không? Ta không bỏ sức để kiếm đồng tiền nên tiêu xài phung phí vô độ. Nhiều khi lại khuyến khích thí chủ cúng dường cầu phước nhưng chẳng qua là để phục vụ cho tâm tham đắm của chúng ta.

Tham, sân, si mới là ba chứng bệnh lớn, chúng ta đã được Phật Tổ trao truyền phương thuốc trị liệu thì hãy nhanh chóng sử dụng và đem kinh nghiệm ấy truyền đạt lại cho chúng sanh.

Tham, sân, si mới là ba chứng bệnh lớn, chúng ta đã được Phật Tổ trao truyền phương thuốc trị liệu thì hãy nhanh chóng sử dụng và đem kinh nghiệm ấy truyền đạt lại cho chúng sanh.

Xuất gia: Nên hay không?

Hai đệ tử lớn của Phật là Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni trong nhịp phát triển hôm nay, lại chạy theo lối sống tà mạng ào ạt như thác lũ. Người này chen lấn với người kia buôn bán, trồng trọt, xem bói, xem địa lý, coi ngày coi giờ, lãnh đám ma chay để tụng kinh siêu độ… và rất nhiều hình thức khác mục đích chỉ vì kiếm tiền. Chúng ta muốn có thật nhiều tiền để sắm y phục thật tốt, mua xe phân khối thật sang để chứng tỏ người tu cũng có khả năng làm giàu, chứ không phải chỉ biết nhờ dựa vào thí chủ. Tất cả những việc làm đó đều không phải là tinh thần tri túc, hạnh thanh tịnh của Tỳ-kheo. Nếu nếp sống vật chất lên cao thì đời sống tinh thần sẽ giảm xuống. Con người bỏ nhiều thời gian để chăm lo hình thức bên ngoài thì nội dung bên trong cũng chỉ rỗng tuếch mà thôi.

Người xuất gia học đạo nào càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã dục lạc thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đứng nói chi tới Thánh vị, khác nào muốn nấu cát thành cơm. Đức Thế Tôn cho phép chúng ta nợ áo cơm của tín thí để giữ gìn thân thể khỏe mạnh, tu tập giải thoát, mong sao sớm đạt được Tuệ giácđể đưa họ ra khỏi biển khổ. Vậy mà chúng ta lại tự vẫn nhắm mắt nhảy xuôi theo dòng đời trôi lăn trong sanh tử.

Nếu như vấn đề ăn mặc được xếp vào địa vị thứ tư trong năm món dục lạc thì ngủ cũng là một trói buộc đáng sợ được xếp vào hàng thứ năm.Giấc ngủ là chất xám tốt nhất để nuôi sống và quân bình cơ thể sau những giờ làm việc cực nhọc. Những kẻ vì bị trói buộcđau thương trong cuộc sống nên vùi mình hàng giờ trong giấc ngủ triền miên để tìm sự lãng quên, hay an định lại tâm thức. Nhưng ngủ nhiều quá cũng là một tai hại lớn, nó làm cho thân thể mệt mỏi, lười biếng; tinh thần đờ đẫn thiếu minh mẫn nhuệ khí. Người thế gian có lắm kẻ tham ăn, nhưng cũng không ít người tham ngủ. Giấc ngủ có sức hút rất mạnh, nó làm cho con người nghiện ngập, không muốn xa rời nó, vì nó mà sẵn sàng chậm trễ, thậm chí vứt bỏ biết bao công việc. Nệm ấm, chăn êm thì giấc ngủ càng thêm triền miên khó dứt. Cho nên những kẻ giàu sang thường ngủ nhiều hơn những người nghèo khó. Họ xem giấc ngủ là món ăn tinh thần không thể sơ sài hay thiếu sót được. Những kẻ không nhà không cửa, lang thang khắp đầu đường xó chợ, đêm đêm nằm co ro không manh chiếu thì xem giấc ngủ là một sự đọa đày. Người trí xem giấc ngủ như người khách lạ khó tính, làm bận bịu, hao tốn rất nhiều thời gian, trở ngại rất nhiều việc cần phải làm để đi tới đích con đườngchân lý. Người xuất gia học đạo xem giấc ngủ là hạt giống si mê, làm cho hành giả không thể sống được với trạng thái định để phát sinh trí tuệ. 

Đấng Đạo Sư của chúng ta cũng nhờ sự tinh tấn suốt bốn mươi chín ngày đêm không chợp mắt để thiền quán, kết quả đã thành tựu được quả vị Vô thượng giác. Ngài khuyên hàng đệ tử muốn nuôi dưỡng hạt giống Thánh thì đừng bao giờ quan trọng đến vấn đề ngủ nghỉ, suốt đời nên nương vào gốc cây để ngủ. Đức Phật cẩn thận không cho các thầy Tỳ-kheo ngủ dưới một gốc cây hai đêm, vì như vậy các thầy sẽ ưa thích gốc cây tốt, tàng lộng nhiều, không muốn rời bỏ khi đi du hành phương khác, hạt giống tham đắm sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở trong tâm. Một thời gian sau, vì mưa nắng thất thường nên các thầy Tỳ-kheo thường bị cảm bệnh. Vì thế, Đức Phật cho phép các thầy được ngủ nghỉ trong tịnh xá theo sự thỉnh cầu, xây cất của tín thí. Các pháp hữu lậu từ đây phát sinh. 

Chúng ta hãy nhìn xa ba cõi, sáu đường chúng sanh đau khổ mà nhắc nhở nhau từ bỏ những tư lợi tầm thường để xây dựng một hàng Tăng bảo mô phạm giải thoát cho vạn loại chúng sanh.

Chúng ta hãy nhìn xa ba cõi, sáu đường chúng sanh đau khổ mà nhắc nhở nhau từ bỏ những tư lợi tầm thường để xây dựng một hàng Tăng bảo mô phạm giải thoát cho vạn loại chúng sanh.

Con muốn làm người xuất gia

Quốc sư Ngộ Đạt là một cao Tăng danh tiếng, chỉ trong vài giây phút không kiềm chế được lòng, phát sinh ý niệm ưa thíchtòa trầm hương của vua ban thưởng mà phải chịu quả báo mang mụn ghẻ mặt người ngày đêm đau nhức thê thảm. Chúng tacũng là người xuất gia học đạo như ngài Ngộ Đạt, tài đức của chúng ta làm sao có thể so sánh được với ngài? Trong khi sự thọ nhận nhu cầu cung cấp nuôi dưỡng của đàn na tín thí đâu có chênh lệch với ngài bao nhiêu? Như vậy, hậu báo của chúng ta ra sao, nếu như chúng ta lung lạc đắm chìm trong lợi dưỡng, ngày đêm không siêng năng tu tập thiền quán cứ ấp ủ trong mộng mị.  

Ngày nay, vì hoàn cảnh thời tiết, vì an ninh trật tự của xã hội nên các thầy Tỳ-kheo không còn ngủ dưới gốc cây, nhưng vùi mình trong giường cao, nệm tốt mới là một sai lầm lớn. Phòng xá của người học hạnh giải thoát, đôi khi sang trọng như chỗ ngủ của các bậc quyền quý. Có nệm dày, chăn gấm thêu, có máy lạnh điều hòa và có cả máy nghe nhạc trầm bổng du dương trước khi an giấc. Tài sản của người tu sĩ ngày nay không còn ba y, một bình bát và cũng không còn ai gọi là bần Tăng nữa. Chúng ta trở thành những kẻ đại thương buôn, đại trưởng giả từ lúc nào không biết. Chúng ta muốn phát huy tinh thần Đại thừa không câu chấp vào những chi tiết vụn vặt, mượn vật chất làm phương tiện để đạt trí huệ cứu cánh. Nhưng chúng ta bị say mê, ngộ độc, chết thảm trong những gì mà ta đã gọi là phương tiện. Dù cho Đức Thế Tôn có thị hiện một lần nữa trong cõi Ta-bà này, nhưng Ngài thấy hình thức ăn mặc ngủ nghỉ của chúng ta thì chắc chắn Ngài sẽ không nhận ra đệ tử của mình. Nếu có ai mách rằng đó chính là trưởng tử của Như Lai thì tin rằng Ngài sẽ thảng thốt giật mình, buồn bã đến rơi nước mắt, thương cho sự thái hóa trầm trọng của đệ tử mình trong thời mạt pháp. 

Điều thứ tư trong pháp Tứ y là Tỳ-kheo suốt đời chỉ được dùng thuốc hủ lạn. Thuốc hủ lạn là những loại thuốc được bào chế rất đơn giản, ít tốn công phu, rẻ tiền, tuy phản ứng chậm trong cơ thể nhưng vẫn chữa lành bệnh. Đức Phật muốn đệ tử mình kiệm đức, không nên vì những việc nhỏ nhặt mà làm hao tốn tiền của thí chủ, nên khuyên dùng thuốc hủ lạn, thứ thuốc mà người thế gian, những kẻ giàu có ít ai dùng đến. 

Ngày nay, khoa học tiến bộ vượt bậc. Hàng trăm thứ thuốc chất lượng siêu cấp được điều chế từ các nước phương Tây nhập về nước ta. Khí hậu và môi trường của hơn hai ngàn năm về trước chắc chắn không làm cho con người yếu đuối, bệnh hoạn như ngày nay. Nếu các thầy, các cô không được uống những loại thuốc đúng liều lượng thì những chứng bệnh như sưng phổi, đau tim, loét bao tử, ung thư máu và những chứng bệnh thời đại làm sao trị khỏi. Vì sợ tốn kém của thí chủ mà phải nằm quằn quại trên giường bệnh, không chịu đến bác sĩ giỏi chữa trị, không chịu uống các loại thuốc hay thì làm sao chúng ta giữ được thân thể khỏe mạnh để phát sinh trí tuệ, để chèo lái con thuyền Phật pháp trong những giai đoạn cuốicùng? Như thế là chúng ta đã hiểu sai ý của Đức Phật. Song lại xảy ra một nghịch lý khác, bệnh là một loại khổ, bức xúc thân thể lẫn tinh thần và có thể tuyệt mạng. Chúng ta muốn lành bệnh, muốn sống để tu tập thì đâu nhất thiết phải vào những bệnh viện thận lớn, nằm phòng thật sang, đầy đủ tiện nghi như khách sạn. Chúng ta đâu nhất thiết phải uống những thứ thuốc bổ dưỡng ngoại nhập đắt tiền, cũng như những chứng bệnh tầm thường đâu cần phải uống những loại thuốc siêu hạng. Chúng tasợ mang tiếng quê mùa khi điều trị bằng thuốc nam, thuốc bắc rẻ tiền, đối với những bệnh mà thuốc ấy có thể trị được. Nói chung, chúng ta muốn thật sang, thật quý phái mà chúng ta không chịu sờ đầu nghĩ mình là ai. 

Tham, sân, si mới là ba chứng bệnh lớn, chúng ta đã được Phật Tổ trao truyền phương thuốc trị liệu thì hãy nhanh chóng sử dụng và đem kinh nghiệm ấy truyền đạt lại cho chúng sanh. Mỗi người chúng ta đều mang trong người con bệnh trầm kha, nên mới bị đọa đày trầm luân trong sanh tử. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tự nhìn nhận chứng bệnh của riêng mình để có được một phương thuốc thích hợp. Hàng xuất gia chúng ta ngày nay đều mắc chung chứng bệnh tham đắm. Chúng ta hãy nhìn xa ba cõi, sáu đường chúng sanh đau khổ mà nhắc nhở nhau từ bỏ những tư lợi tầm thường để xây dựng một hàng Tăng bảo mô phạm giải thoát cho vạn loại chúng sanh. 

HT.Thích Minh Thông (trích trong tập sách Theo Dấu Chân Xưa)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Xem thêm