Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/03/2020, 12:07 PM

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (I)

Chúng ta là đệ tử Phật, tu theo Phật, Phật là Thầy, là bậc hướng đạo của chúng ta. Đệ tử thì luôn luôn quý kính Thầy, nguyện đi theo con đường thầy đã đi, làm theo những hạnh nguyện Thầy đã làm.

 > Người tu Phật là người tìm về nguồn an lạc giải thoát

Muốn tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật. Nếu chúng ta chỉ kính nể, lễ lạy Phật thôi thì chưa đủ, mà phải hiểu Ngài. Hiểu để tu. Ngoài lòng quy ngưỡng kính trọng ra, giữa thầy và đệ tử còn phải có độ giao cảm nữa, mới có thể truyền nối mạng mạch Phật pháp.

Đặt vấn đề hiểu Phật, trong khi Ngài đã nhập Niết-bàn hơn 25 thế kỷ rồi, còn đâu để chúng ta thưa thỉnh, kể lể tâm tư cho Phật nghe và Phật dạy lại mình, không gặp gỡ làm sao mà hiểu. Thế thường, trước khi muốn hiểu nhau ít nhất phải nói chuyện, sống chung, hoặc tâm tình một đôi lần mới hiểu được. Nếu không hiểu thì tu theo Phật, biết có đúng với ý Phật không. Thế thì chúng ta nghĩ sao về chữ hiểu Phật?

Muốn tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật. Nếu chúng ta chỉ kính nể, lễ lạy Phật thôi thì chưa đủ, mà phải hiểu Ngài.

Muốn tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật. Nếu chúng ta chỉ kính nể, lễ lạy Phật thôi thì chưa đủ, mà phải hiểu Ngài.

Tu theo Phật cần phải hiểu Phật

Phước duyên của chúng ta không bằng quí thầy cô, cận sự nam, cận sự nữ hồi Phật còn tại thế. Chỉ cần lực dụng của Phật tác động nhẹ lên là quý ngài nhận ra yếu chỉ tu hành ngay. Cho nên trong kinh A Hàm thường nói, sau thời pháp của Thế Tôn, chư Tỳ-kheo đều đắc pháp nhãn tịnh, tức là được con mắt pháp thanh tịnh, con mắt trí tuệ. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ nhẹ nhàng của bậc giác ngộ đủ sức động viên hàng đệ tử tu tập tốt. Bây giờ tuy đức Phật bằng xương bằng thịt không còn, nhưng niềm an ủi lớn lao nhất đối với chúng sanh đời sau là giáo pháp của Như Lai vẫn còn lưu bố khắp trong đời, gọi là Pháp bảo. Pháp bảo được chư tăng tu hành thanh tịnh, đúng theo pháp theo luật Phật đã dạy, giữ gìn truyền nối nhau cho tới ngày nay, gọi là Tăng bảo.

Người tu phải là kẻ chán đời chăng?

Chư Thánh đệ tử của Thế Tôn đã thấu triệt được giáo lý đó và ứng dụng vào công phu tu tập, đạt kết quả như những gì đức Phật hằng mong muốn. Niềm tin từ sự tu tập là niềm tin kiên định nhất và có giá trị mồi đèn tiếp lửa cho những thế hệ sau. Các thầy có tu chứng thật sự mới tin Phật như thế, đồng thời mới đủ sức nắm giữ giềng mối đạo pháp, thắp sáng đuốc tuệ cho hậu thế. Nhờ sự có mặt của giáo pháp và Tăng bảo mà chúng ta có thể học Phật, hiểu được lời Phật dạy, từ đó ứng dụng tu hành cho mình và cùng chia sẻ với các bạn đồng tu. Chúng ta đồng chí hướng tu tập, bởi vì thấy giáo pháp của Phật rất hay, rất có giá trị đối với việc chuyển hóa tâm linh của mình. Do đó thay vì chạy theo thú vui ngũ dục, chúng ta cùng đến với Phật pháp. Như vậy chứng tỏ giáo lý nhà Phật có một sức thuyết phục rất lớn.

Ngoài lòng quy ngưỡng kính trọng ra, giữa thầy và đệ tử còn phải có độ giao cảm nữa, mới có thể truyền nối mạng mạch Phật pháp.

Ngoài lòng quy ngưỡng kính trọng ra, giữa thầy và đệ tử còn phải có độ giao cảm nữa, mới có thể truyền nối mạng mạch Phật pháp.

Chúng ta tu Phật mà không hiểu Phật chi bằng đừng tu. Phật tử không học giáo lý chỉ đến chùa cho vui, cúng kính theo truyền thống tín ngưỡng nhân gian, xưa bày sao nay làm vậy, đến chùa chỉ để cầu nguyện van vái đủ điều gì thật là oan cho đạo Phật. Phật không có dạy như vậy. Thế thì Phật dạy điều gì? Chúng ta biết chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, nghĩa là chỉ cho chúng sanh biết các con cũng có thể tu hành thành Phật. Pháp của Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, chúng ta nương đó mà nhìn lại mình. Cho nên hiểu Phật không phải chỉ hiểu giáo pháp hay hiểu ông Phật ở Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỷ. Hiểu Phật là hiểu ông Phật nơi chính mình. Đó là mục đích Thế Tôn thị hiện ra nơi đời để chỉ dạy chúng ta. Hiểu được như vậy, tu Phật mới có giá trị, mới xứng đáng là người phật tử.

Có lần đoàn học giả gồm các vị giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ nước ngoài như Anh, Pháp, Đức đến xin gặp Hòa thượng Ân sư, thưa hỏi những thắc mắc về Phật pháp. Họ thuộc đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành và một số người không theo đạo nào cả. Đoàn đưa ra nhiều câu hỏi, trong đó có câu này: 

- Bạch Hòa thượng, mục đích lớn nhất của đạo Phật là gì?

Ngài trả lời: 

- Mục đích chủ yếu nhất của đạo Phật là giúp cho mọi người biết được mình, trở về với mình và sống với chính mình.

Các vị nghe xong đều cười, nhưng chưa hài lòng. Họ nói:

- Bạch Hòa thượng, theo chúng tôi, mình mà không biết mình thì biết ai? 

Hòa thượng hỏi lại:

- Xin hỏi, quý vị có biết quý vị không?

- Biết chứ!

Chúng ta tu Phật mà không hiểu Phật chi bằng đừng tu. Phật tử không học giáo lý chỉ đến chùa cho vui, cúng kính theo truyền thống tín ngưỡng nhân gian, xưa bày sao nay làm vậy, đến chùa chỉ để cầu nguyện van vái đủ điều gì thật là oan cho đạo Phật. Phật không có dạy như vậy.

Chúng ta tu Phật mà không hiểu Phật chi bằng đừng tu. Phật tử không học giáo lý chỉ đến chùa cho vui, cúng kính theo truyền thống tín ngưỡng nhân gian, xưa bày sao nay làm vậy, đến chùa chỉ để cầu nguyện van vái đủ điều gì thật là oan cho đạo Phật. Phật không có dạy như vậy.

Hòa thượng nói: 

- Cho tôi hỏi một câu nữa. Quý vị có thể biết gan phổi lá lách của quý vị như thế nào, máu chảy vận tốc bao nhiêu. Trong thân, có bao nhiêu tế bào quen lạ nhập cư thường trú, tạm trú, quý vị biết hết không?

Khách nghe tới đây có hơi giật mình. Hòa thượng cười nói tiếp: 

- Chỉ phần thân thôi, chúng ta còn chưa nắm được, huống là phần tâm vốn phức tạp và vô thường, làm sao ta biết được. Chẳng hạn quý vị có muốn buồn không? 

- Buồn mà muốn làm chi, thưa Hòa thượng.

- Dĩ nhiên là quý vị không muốn buồn rồi, nhưng có bao giờ quý vị buồn không?

- Dạ có.

- Không muốn buồn mà vẫn cứ buồn, không muốn nhớ mà vẫn cứ nhớ, không muốn lo mà vẫn cứ lo, làm sao biết tâm mình ở chỗ nào? Đạo Phật chỉ xoay về mình, biết được mình, làm chủ được mình, coi như xong việc. Như tất cả quý vị đến đây, có người muốn nghiên cứu đạo Phật, có người không muốn, chỉ tùy tùng theo đoàn thôi. Cho nên khi tôi nói, có vị chăm chú nghe, có vị để tâm suy nghĩ chuyện này chuyện nọ. Như vậy để thấy tâm chúng ta trôi chảy không ngừng, hết nghĩ cái này đến nghĩ cái khác, do đó nó vô thường. Mình không biết nó tiếp diễn tới đâu, cũng không điều hành được nó.

Nghe đến đây, một số vị trong đoàn gật đầu. Tất cả đều chăm chú lắng nghe.

Tu lơ mơ chỉ càng làm cho vọng tưởng mặc sức tung hoành, đùa cợt mình mà thôi.

Tu lơ mơ chỉ càng làm cho vọng tưởng mặc sức tung hoành, đùa cợt mình mà thôi.

Người tu Phật là người tìm về nguồn an lạc giải thoát

Phật dạy, tư tưởng lang thang không bờ bến, nó có sức lôi kéo rất mạnh. Tuy nhiên nó không phải là tâm chân thật của chúng ta. Đừng theo nó, mà quay trở lại nhận lấy cái của mình thì chấm dứt cuộc đi rong. Nếu biết lắng nghe trong tánh chân thật, nghe một cách rõ ràng, chúng ta sẽ an lạc thanh thản. Luôn sống trong chánh niệm, sáu căn tiếp xúc với sáu trần, biết rõ đâu ra đó, không để vọng niệm xen vào. Như thế ta sống giờ nào trọn vẹn giờ ấy. Đó là lý thuyết. Trên thực tế, chúng ta không thực sống được như vậy. Phần nhiều đều bị vọng tưởng sai sử, kéo lôi. Mình không muốn nghĩ đến chuyện đó mà cứ nghĩ hoài, bỏ không được. Thực tập tu mới thấy sức mạnh của nghiệp, của vọng tưởng thật là kinh khủng. Tu lơ mơ chỉ càng làm cho vọng tưởng mặc sức tung hoành, đùa cợt mình mà thôi.

Chuyện buông thấy đâu có gì khó, như ta đang cầm một vật trong tay, muốn buông thì cứ buông. Thế thôi. Đơn giản tưởng như không có gì đơn giản hơn. Thế nhưng sao chúng ta vẫn không buông được vọng tưởng, phiền não? 

Chỗ này, có khi nào ngồi tĩnh lặng một mình, ta thử nghiệm xem hay là mình chưa thật sự muốn buông? Nếu muốn buông thì đã buông, không còn giữ nữa. Giống như ta không thích con đường nào thì không bao giờ đi qua con đường ấy, ai có rủ cũng không đi. Trạng thái tâm đôi khi rất mâu thuẫn và nạn nhân bị lừa dối chính là ta, chớ không ai khác. Như mình bảo không muốn nhớ sự việc hay con người đó, lại là lúc ta đang nhớ. Nếu thật sự không nhớ, thì đã không đặt vấn đề muốn nhớ hay không muốn nhớ. Tự động nó không có trong lòng mình. Một khi ta nói muốn buông là lúc đang nắm giữ, không chừng còn nắm giữ rất chặt nữa là khác. Như vậy là mình tự dối mất rồi.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)

Kiến thức 10:20 08/05/2024

Cách đây 2648 năm, vào ngày trăng tròn tỏ rạng của tháng Vesak thiêng liêng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ấn Độ xưa, nay là Nepal.

Trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ

Kiến thức 10:05 08/05/2024

Phật Dược Sư, Phạn ngữ Bhaisajyaguru Buddha, Hán dịch là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Thập Nhị Nguyện Vương…

Dáng người Khất sĩ

Kiến thức 09:37 08/05/2024

Bước chân trầm vững khoan thai như nhắc nhở chúng ta chậm lại, thưởng thức từng khoảnh khắc hiện tại tươi mát. Từng bước thắp lên ánh sáng chánh pháp, từng bước thổi ngọn gió thanh lương vào thế gian nóng bức. Ta bà thành lạc quốc.

Xem thêm