Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh
Đức Phật chỉ dạy phương pháp thiết lập mối quan hệ hiếu đạo giữa thầy và trò. Bởi lẽ, sinh ta là cha mẹ, tác thành cho ta nên người, có lợi ích, có địa vị trong xã hội không nơi đâu khác là học đường, là bậc sư trưởng.
Đức Phật an nhiên tự tại giữa cuộc đời
Khi Đức Phật đi khất thực ở thành La Duyệt Kỳ, ngài trông thấy con trai của một trưởng giả tên Thiện Sanh đi đến khu vườn công cộng hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới lễ lạy khắp cả. Ngài hỏi lý do việc làm ấy và chàng thanh niên Thiện Sanh cho biết ông làm đúng theo di chúc của người cha. Phật Bảo Thiện Sanh: “Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không, nhưng trong pháp của bậc hiền thánh chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu”. Thiện Sanh thưa: “Cúi xin Đức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp của hiền thánh”. Thế Tôn dạy…” ngươi nên biết ý nghĩa sáu phương. Sáu phương là gì?
1. Phương Đông là cha mẹ
2. Phương Nam là sư trưởng
3. Phương Tây là thê thiếp
4. Phương Bắc là bạn bè thân thích
5. Phương trên là các bậc trưởng thượng, Sa môn, Bà la môn.
6. Phương dưới là tôi tớ
Đức Thế tôn muốn chỉ dạy cho Thiện Sanh sự cung kính một cách thiết thực và ý nghĩa.
Đảnh lễ phương đông: Ở đây Đức Phật dạy phương Đông là Cha Mẹ. Điều đó không gì khác là sự hiếu thuận và phụng dưỡng cha mẹ. Đạo Phật thường nói “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế”. Đối với Ấn Độ giáo, quan niệm cha mẹ như thượng đế, là đấng tối cao nhất của nhân sinh. Đức Thế Tôn dạy phương pháp đảnh lễ đó bằng những việc làm thiết thực nhất, có ý nghĩa và lợi lạc ngay hiện tại. “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam Bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam Bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến, cho đến như vậy này các Tỷ kheo, là làm đủ và đáp ơn đủ cho cha mẹ”. Những yếu tố sau đây được Đức Thế Tôn dạy trong kinh Thiện Sanh:
Con cái phải có năm bổn phận đối với cha mẹ:
Cung phụng không để thiếu thốn
Muốn làm gì thưa cha mẹ biết
Không trái điều cha mẹ làm
Không trái điều cha mẹ dạy
Không cản chánh nghiệp cha mẹ làm
Đảnh lễ phương Nam là đảnh lễ sư trưởng:
Đức Phật chỉ dạy phương pháp thiết lập mối quan hệ hiếu đạo giữa thầy và trò. Bởi lẽ, sinh ta là cha mẹ, tác thành cho ta nên người, có lợi ích, có địa vị trong xã hội không nơi đâu khác là học đường, là bậc sư trưởng. Chính nơi đó tạo cho ta nghề nghiệp vững vàng để mưu sinh, dạy cho ta nhân cách làm người. Điều đó được thể hiện qua những yếu tố sau:
Hầu hạ cung cấp điều cần
Kính lễ cúng dường
Tôn trọng quý mến
Thầy có dạy bảo điều gì, không trái nghịch
Thầy có dạy bảo điều gì, nhớ kỹ không quên.
Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.
Những câu chuyện ám hại Đức Phật
Đảnh lễ phương Tây là đối xử tốt với thê thiếp:
Đây là mối quan hệ giữa vợ và chồng. Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, mối quan hệ này nếu tốt đẹp thì xã hội sẽ tốt đẹp. Đạo Phật có đặc thù khác với các tôn giáo khác là xây dựng tình thương bằng hành động thiết thực và từ tâm. Hạnh phúc vợ chồng không thể có ở sự miễn cưỡng, bắt ép. Nó phải được xây dựng qua những nghĩa cử sau:
Chồng đối với vợ:
Lấy lễ đối đãi nhau
Oai nghiêm không nghiệt
Cho ăn mặc phải thời
Cho trang sức phải thời
Phó thác việc nhà
Đáp lại người vợ dùng năm cách để đối đãi với chồng:
Dậy trước
Ngồi sau
Nói lời hòa nhã
Kính nhường tùy thuận
Đón trước ý chồng
Đó là những yếu tố tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng, tuyệt đối cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình nói chung. Thay vì chỉ là một lời nói suông hay thực thi theo một phong tục tập quán mơ hồ như Thiện Sanh, nếu con người sống thực tế như lời Đức Phật dạy thì cuộc sống sẽ hòa ái, an ổn, thanh bình, không còn lo sợ.
Đảnh lễ phương Bắc là đối xử tốt với bạn bè, thân thích:
Dù sống ở đâu con người cũng phải theo quy luật cộng sinh mới tồn tại, cả loài vật cũng vậy. Theo nghĩa này, Đức Phật dạy về mối quan hệ với bạn bè cũng như người thân trong gia đình, họ hàng làng nước của chúng ta. Mối quan hệ này có giá trị rất lớn cho sự tồn tại và thăng tiến của mỗi cá nhân. Nhờ có mối quan hệ bạn bè mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa và thi vị. Tục ngữ có câu “Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Cuộc sống có tốt đẹp hay không một phần nhờ vào sự thực hiện tốt các mối quan hệ giữa con người và con người. Đối với bạn bè, thân thích, Đức Phật khuyên như sau:
Chu cấp
Nói lời hiền hòa
Giúp đạt mục đích
Đồng lợi
Không khi dối
Ngược lại bạn bè thân thích cũng có năm điều đối lại:
Che chở cho mình khỏi buông lung
Che chở cho mình khỏi hao tài vì buông lung
Che chở khỏi sự sợ hãi
Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người
Thường ngợi khen nhau
Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đảnh lễ phương dưới là đối xử tốt với tôi tớ:
Đây là mối quan hệ giữa người chủ với người giúp việc, tôi tớ, giữa người lãnh đạo với công nhân của mình. Nhất là trong xã hội hiện đại hóa, nhiều công ty doanh nghiệp đang phát triển. Gia đình nào cũng có người giúp việc. Thiết nghĩ đây là một phương pháp bảo tồn mối quan hệ trên tốt đẹp lợi lạc nhất. Trong lịch sử, từ ngàn xưa cho đến nay, các cuộc thay ngôi đổi vị, bất đồng chính kiến, mâu thuẩn xung đột là do mối quan hệ này không được đảm bảo. Chủ và tớ, chủ doanh nghiệp với công nhân, người thi hành luật pháp với nhân dân, nếu xẩy ra xung đột thì tổ chức sẽ sụp đổ hay tồn tại một cách èo uột. Do đó, muốn giữ vững tổ chức đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ đó trên phương diện đạo đức. Về phương diện này, Đức Phật dạy như sau:
Năm điều sai bảo của chủ đối với tớ:
Tùy khả năng mà sai sử
Phải thời cho ăn uống
Phải thời thưởng công lao
Thuốc thang khi bệnh
Cho có thời giờ nghỉ ngơi
Bên cạnh đó người làm cũng có năm điều thiết yếu để cung kính đối đãi phụng sự chủ của mình:
Dậy sớm
Làm việc chu đáo
Không gian cắp
Làm việc có lớp lang
Bảo tồn danh giá chủ.
Đức Phật dạy rằng “Này Thiện Sanh, nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy an ổn không điều chi lo sợ”.
Đảnh lễ phương trên là đảnh lễ các bậc trưởng thượng, sa môn, bà la môn:
Đây là yếu tố để giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa tu sĩ với cư sĩ.
Tăng già, những bậc chân tu, là người kế thừa mạng mạch của Như lai, là người truyền bá chánh pháp của Chư Phật. Đời sống của chư Tăng là đời sống của pháp, mỗi cử chỉ hành động, lời nói của họ đều khế hợp với Phật pháp và mang ý nghĩa phụng sự đạo pháp. Cuộc sống tu sĩ giản dị nhưng thanh cao, là suối nguồn cho dòng chảy Từ Bi. Chính vì vậy kính lễ tu sĩ là kính lễ chánh pháp, hộ trì tu sĩ là hộ trì chánh pháp. Được như vậy là đóng góp vào việc xây dựng an lạc cho cuộc đời và cho tự thân người hộ trì. Phương pháp đó được đức Thế Tôn dạy như sau:
Người cư sĩ đối với tu sĩ:
Thân hành từ ái
Khẩu hành từ ái
Ý hành từ ái
Đúng thời cúng dường
Không đóng cửa khước từ
Ngược lại người cư sĩ được chỉ dạy những điều sau:
Ngăn ngừa chớ để làm ác
Chỉ dạy điều lành
Khuyên dạy với thiện tâm
Cho nghe những điều chưa nghe
Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ
Chỉ vẽ con đường sanh thiên.
Xem thêm video: Đức Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử
Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.
Xem thêm