Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/05/2020, 09:22 AM

Hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư thuyết bằng hào quang, bằng trí tuệ, cho nên tâm Ngài, hay hào quang của Ngài tới đâu liền tác động cho người nghe thanh tịnh.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí

Kinh Dược Sư ghi rằng Đức Phật Thích Ca và chư Tăng cùng đi du hóa và tạm dừng chân ở nước Bạt Kỳ, thành Tỳ Da Ly (tức thành Quảng Nghiêm) và các Ngài ngồi dưới cây Tiếng Nhạc. Cây Tiếng Nhạc là cây gì. Tôi có cảm giác đây là rừng thông hay rừng phi lao, nghe tiếng vi vu, nếu tâm hồn lắng yên, chúng ta nghe thành nhạc, hay nhạc trời không ai tấu tự vang.

Bấy giờ, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thỉnh Phật Thích Ca nói về hành trạng của chư Phật để tất cả chúng hữu tình đời sau, tức chúng ta bây giờ biết được phương hướng tu hành.

Đức Phật Thích Ca mới quan sát, thấy Đức Phật Dược Sư rất quan trọng đối với chúng sinh đời sau, nên Ngài bắt đầu nói kinh Dược Sư, rằng từ đây hướng đến phương Đông, cách mười muôn ức cõi nước chư Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly, giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Ở phương Tây có Phật A Di Đà, như vậy, chúng ta ở giữa hai thế giới này.

Khi còn tu hạnh Bồ tát, Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới của Ngài bằng 12 lời nguyện, nếu nguyện này thành tựu thì thế giới của Ngài thành hình. Như vậy, Ngài hành Bồ tát đạo có mục tiêu và theo đó phấn đấu cho đạt được cứu cánh.

Nguyện thứ nhất của Phật Dược Sư là người phát Bồ đề tâm tu hành, làm sao nâng hiểu biết lên cao nhất, không có gì không biết, cho nên phải nỗ lực học từ kiếp này đến kiếp khác, có điều gì chưa hiểu rõ vẫn phải học.

Đức Phật Dược Sư thuyết bằng hào quang, bằng trí tuệ, cho nên tâm Ngài, hay hào quang của Ngài tới đâu liền tác động cho người nghe thanh tịnh.

Đức Phật Dược Sư thuyết bằng hào quang, bằng trí tuệ, cho nên tâm Ngài, hay hào quang của Ngài tới đâu liền tác động cho người nghe thanh tịnh.

Hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm

Trí tuệ của Đức Phật Dược Sư được tiêu biểu bằng ánh hào quang chiếu suốt tam thiên đại thiên thế giới, tức chỗ nào trí tuệ hay hào quang của Ngài cũng soi sáng đến, cũng biết, biết từng ý nghĩ của con người, không sót. Tại sao Ngài làm như vậy. Vì trên bước đường hành Bồ tát đạo, không làm mất lòng người không dễ thực hiện. Thực tế cho thấy ta làm vừa lòng được bao nhiêu người, thậm chí làm vừa lòng người này thì lại làm mất lòng người kia. Vì vậy, Phật dạy chúng ta làm vừa lòng số đông, nghĩa là vì lợi ích của số đông, đương nhiên chúng ta phải chấp nhận phản ứng phụ là số ít không hài lòng. Theo tôi, làm một việc mà 60% chấp nhận, 40% chống là đã được quá bán thì cũng giỏi rồi.

Nhưng Đức Phật Dược Sư thì phải làm được tuyệt đối, Ngài mới làm Phật được, vì Ngài biết rõ chúng sinh nghĩ gì, muốn gì, làm được gì, Ngài mới dạy họ thành công được. Nói cách khác, Đức Phật Dược Sư thấy rõ từ diễn biến bên ngoài cho đến nội tâm và năng lực thực sự của chúng sinh. Phật Dược Sư đạt được khả năng siêu việt như vậy thì chúng hữu tình thấy ánh quang của Ngài, thân tâm liền được thanh tịnh, nghĩa là nghe Phật Dược Sư thuyết pháp, thân tâm của người nghe thanh tịnh, vì pháp âm Ngài đi thẳng vào lòng người và hóa giải được khổ đau của chúng sinh.

Như vậy, Đức Phật Dược Sư thuyết bằng trí tuệ, bằng hào quang, không thuyết bằng ngôn ngữ. Thuyết bằng ngôn ngữ, người nghe được thì khen, người không nghe được thì chán bỏ.

Đức Phật Dược Sư thuyết bằng hào quang, bằng trí tuệ, cho nên tâm Ngài, hay hào quang của Ngài tới đâu liền tác động cho người nghe thanh tịnh. Tuy nhiên, Phật dạy rằng những người có duyên mới tới được, không có duyên thì ngồi trước mặt cũng không nghe được. Có người thưa với tôi rằng con nghe thầy giảng là con ngủ gục, họ nói thực lòng. Người có duyên nghe pháp bằng tâm, cảm thấy như pháp rót thẳng vào tâm họ, nên họ có cảm giác như tôi nói riêng cho họ. Họ nghe bằng tâm và tôi cũng thuyết bằng tâm. Vì vậy, những người ở Mỹ, Pháp, Úc, hay Tiệp Khắc… chưa bao giờ thấy mặt tôi, chỉ nghe qua đĩa CD, họ cũng phát tâm, cảm được pháp; đó là họ có duyên với tôi, có duyên với kinh. Trong khi những người ngồi trước mặt tôi nghe pháp hay bạn đồng tu mà cũng hiểu trái ý tôi.

Tu theo kinh Dược Sư, ta đem Phật Dược Sư vào tâm mình, đem hạnh nguyện hay pháp hành của Ngài vào tâm mình thì chúng ta thâm nhập được thế giới Tịnh Lưu Ly. Tu Đại thừa khó là như vậy, làm sao đem thế giới Tịnh Lưu Ly đặt vào tâm ta, hay làm sao chúng ta vào thế giới đó được.

Bồ tát Phổ Hiền dạy rằng trong một niệm tâm dung nhiếp cả ba đời chư Phật và cả chúng hội đạo tràng. Thí dụ tôi đang thuyết pháp cho Phật tử nghe ở đây, nhưng có người ở Mỹ qua mạng internet cũng nghe được bài pháp này và nhìn vào màn hình vi tính, họ cũng thấy được chúng hội đạo tràng ở Việt Nam. Chúng hội đạo tràng sẽ đi vào cái nhìn, cái nghe, cái tâm của họ. Chúng hội đạo tràng của chúng ta đều chui vào máy quay phim và kỳ diệu là vô máy rồi thì âm thanh và hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, chỗ nào có nối mạng là xem được, nghe được.

Người có căn lành tu hành, chỉ một niệm tâm là thay đổi cả cuộc đời, cả vận mạng của họ.

Người có căn lành tu hành, chỉ một niệm tâm là thay đổi cả cuộc đời, cả vận mạng của họ.

Ý nghĩa tụng Kinh Dược sư và niệm Phật Dược sư

Chúng ta nhờ nối mạng mà có thể hiểu được ý nghĩa một Phật thông được với mười phương Phật. Nhưng thời Phật tại thế không có dụng cụ này để chứng minh nên khó hiểu hơn. Ngày nay chúng ta dễ hiểu, chẳng hạn tất cả hình ảnh và âm thanh có thể nhốt vô ổ cứng nhỏ xíu, điều này giúp chúng ta hiểu được tâm bao la của Phật và Bồ tát dung nhiếp được muôn loài. Tuy nhiên, chúng sinh hữu duyên, tức có căn lành mới nhận được lực tác động của các Ngài, cũng giống như phải có máy nối mạng thì mới xem được hình ảnh và nghe được âm thanh giảng pháp ở đây.

Tôi có duyên với Đức Phật Dược Sư, khi tụng kinh này, tôi nghĩ ngay đến Đức Phật Dược Sư thì nhận được ánh quang của Ngài gia bị cho tôi. Kinh Dược Sư mà quý vị tụng được tôi biên dịch chỉ trong một tiếng đồng hồ lúc tôi tụng cuốn kinh Dược Sư lớn để cầu an cho mẹ tôi.

Chúng ta hướng tâm đến Đức Phật Dược Sư, nhờ có căn lành, nên Đức Phật Dược Sư xuất hiện trong tâm ta và ta xuất hiện trong thế giới của Phật Dược Sư; đó là sự nhiệm mầu. Nếu không có tâm đó, không có hạnh đó không thể hiểu kinh Đại thừa. Đức Phật Dược Sư phóng quang đến ta và ta nương theo ánh quang đó mà về được thế giới của Ngài. Phật Thích Ca nói rằng điều này khó tin và khó làm, nhưng có thật. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta hiểu được. Với mạng truyền thông toàn cầu internet mà chúng ta đã kết nối với máy vi tính, hoặc với máy điện thoại di động, thì có thể xem được những thông tin, những dữ liệu có trên mạng.

Vì vậy, chúng ta không có căn lành trong tâm cũng ví như không có máy thì không thể tiếp nhận được lực gia bị của Phật. Người có căn lành mới tu được, vì căn tu giúp chúng ta thấy Phật, tin Phật, hiểu Phật. Không có căn tu thì hoàn toàn tuyệt phần, không thể nào tin Phật, không thể nào hiểu Phật, nói chi là thấy Phật.

Nguyện thứ nhất, Đức Phật Dược Sư nguyện khi thành Phật, hào quang của Ngài chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, nếu tâm chúng ta tiếp nhận được ánh quang này, khi mãn duyên ở Ta bà, chúng ta sẽ sinh vào thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài. Đó là người có nhân duyên với Phật Dược Sư, có độ cảm cao với Ngài, nên chúng ta nương được ánh quang của Ngài về đó, nghĩa là còn sống chúng ta đã ra vào thế giới của Ngài, nên lúc chết, chúng ta về được với Ngài là điều đương nhiên.

Người có căn lành tu hành, chỉ một niệm tâm là thay đổi cả cuộc đời, cả vận mạng của họ. Chẳng hạn rơi vô tình trạng khó khăn không có lối thoát, nhưng nhờ có căn lành, nhớ đến Phật, nghĩ đến Phật và nhận được ánh quang Phật, tự động thấy tâm thanh thản, thoát được sự bế tắc, mọi việc đâu vào đó.

Đạo phát triển nhờ tâm người an lạc và tất cả mọi người cùng an lạc thì xã hội yên, thế giới hòa bình; đó là mục tiêu của Phật Dược Sư.

Đạo phát triển nhờ tâm người an lạc và tất cả mọi người cùng an lạc thì xã hội yên, thế giới hòa bình; đó là mục tiêu của Phật Dược Sư.

Vì sao hành trì kinh Dược Sư lại chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật?

Điều nhiệm mầu này cụ Võ Văn Kiệt đã nói với tôi rằng cụ sống được là nhờ Phật cứu; vì lúc làm cách mạng, cùng đường bị mật thám theo dõi, cụ trốn vào chùa Tam Bảo, Rạch Giá, thoát được và Hòa thượng Chí Thiền đã bị bắt thế mạng cho cụ. Lúc đó, không sợ chết mới nhiếp tâm nghĩ đến Phật, tin Phật, thấy hào quang Phật Dược Sư chiếu tới, đương nhiên thoát nạn. Còn tin nửa vời thì không thoát được.

Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư: "Ta nguyện đời sau khi chứng Vô thượng Bồ đề, thân Ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang rực rỡ chiếu khắp mười phương, các chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân Ta và được an lành, tùy tâm mãn nguyện”.

Tâm Đức Phật Dược Sư đã thanh tịnh hoàn toàn mà thân của Ngài cũng thế. Tất cả hữu tình thấy được thân của Phật Dược Sư trong suốt tự nhiên, họ cũng sạch nghiệp theo. Vì vậy, khi chúng ta thấy được Báo thân Phật thì không cần tu cũng được nhiều lợi lạc. Tu cả đời mà không được, nhưng trong một chớp mắt được tất cả, gọi là tu nhất kiếp ngộ nhất thời, nghĩa là trong một niệm tâm liền thấy được thân Phật Dược Sư, cuộc đời chúng ta hoàn toàn thay đổi một cách tốt đẹp.

Nguyện thứ ba của Phật Dược Sư là làm cho dân giàu nước mạnh, thì phải nhờ tất cả mọi người hợp tác với nhau, tin nhau; không tin nhau mà sát phạt nhau, nước phải loạn.

Lịch sử Trung Hoa cho thấy Đường Lý Thế Dân hung dữ, giết anh em để làm vua. Ông học chính sách của Tần Thủy Hoàng là muốn yên phải trấn át, nhưng trên thực tế, càng trấn át, dân càng dễ nổi loạn.

Ba đại nguyện đầu tiên của Đức Phật Dược Sư hay ba việc khó làm, Ngài đã thành tựu viên mãn.

Ba đại nguyện đầu tiên của Đức Phật Dược Sư hay ba việc khó làm, Ngài đã thành tựu viên mãn.

Đức Phật Dược Sư và nghiệp chữa bệnh

Đường Thế Dân may mắn có người bạn tri kỷ là Tam tạng Pháp sư Đường Huyền Trang được vua tin cậy nhất. Ngài chỉ khuyên vua muốn thiên hạ thái bình, tâm bệ hạ đừng nghĩ dẹp trừ người, đừng nghĩ giết ai, người chống đối tự nhẹ xuống.

Nhà vua nghe lời ngài Huyền Trang, nên đã làm cho dân giàu nước mạnh, nhà Đường kéo dài hàng trăm năm.

Đạo phát triển nhờ tâm người an lạc và tất cả mọi người cùng an lạc thì xã hội yên, thế giới hòa bình; đó là mục tiêu của Phật Dược Sư.

Vì vậy, nguyện thứ ba của Đức Phật Dược Sư tiêu biểu cho Ứng Hóa thân của Ngài để giúp cho mọi người trên cuộc đời này được an vui hạnh phúc: "Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, dùng trí phương tiện dạy chúng hữu tình khiến tin lẫn nhau, làm cho dân giàu nước mạnh”.

Ba đại nguyện đầu tiên của Đức Phật Dược Sư hay ba việc khó làm, Ngài đã thành tựu viên mãn. Còn chúng ta là những người cần được Phật cứu độ, cho nên chín nguyện tiếp theo mà Đức Phật Dược Sư phát nguyện nhắm đến đối tượng chính là chúng ta.

Tóm lại, trên bước đường tu, nương vào pháp Phật để tâm thanh tịnh, chúng ta mới tương thông được với Phật, mới nhận được ánh quang của Phật, nhận được lực Phật gia bị cho ta, để từ đó thăng hoa đời sống tâm linh và phước báo của mình, cũng như làm cho mọi người đều được giải thoát an lạc trong cuộc sống này, tạo thành Hữu dư y Niết-bàn, tạo thành thế giới Tịnh Lưu Ly trên thế gian này.

> Xem thêm video Dạy con hành động thiện:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm