Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 13:59 PM

Hộ niệm có làm người lâm chung được vãng sinh?

Nếu như căn cứ theo 4 điều sau đây để hộ niệm thì hầu hết đa số những người được hộ niệm đều được vãng sinh.

> Cậu bé 14 tuổi nhất tâm niệm Phật được vãng sinh

Tứ chủng vãng sinh

Theo Tịnh Độ tông người tu Tịnh Độ khi mệnh chung được vãng sinh về thế giới Phật A Di Đà với bốn điều kiện gọi là Tứ chủng vãng sinh.

1. Chánh niệm (tự tại) vãng sinh: Trong Kinh A Di Đà nói: những người nào khi sắp lâm chung tâm thần không điên đảo, nhất tâm chánh niệm, niệm Đức Phật A Di Đà quyết được vãng sinh.

Theo Tịnh Độ tông người tu Tịnh Độ khi mệnh chung được vãng sinh về thế giới Phật A Di Đà với bốn điều kiện gọi là Tứ chủng vãng sinh.

Theo Tịnh Độ tông người tu Tịnh Độ khi mệnh chung được vãng sinh về thế giới Phật A Di Đà với bốn điều kiện gọi là Tứ chủng vãng sinh.

2. Cuồng loạn vãng sinh: Trong Quán Kinh nói: Những người hạ hạ phẩm vãng sinh, những người này suốt đời làm ác nghiệp, khi sắp lâm chung, những khổ tướng lửa rực, dầu sôi, chặt chém... cảnh địa ngục hiện ra bức bách, làm họ sợ sệt loạn cuồng, lúc bấy giời gặp thiện tri thức tiếp dẫn niệm Phật, người ấy phát lòng niệm Phật theo, chỉ trong vòng từ 1 đến 10 niệm, nhờ công đức đó mà được đới nghiệp vãng sinh Tịnh Độ.

Những người nào khi sắp lâm chung tâm thần không điên đảo, nhất tâm chánh niệm, niệm Đức Phật A Di Đà quyết được vãng sinh.

Những người nào khi sắp lâm chung tâm thần không điên đảo, nhất tâm chánh niệm, niệm Đức Phật A Di Đà quyết được vãng sinh.

3. Vô ký vãng sinh: Những người này bình sinh đã quy niệm Tam Bảo, tín tâm sẵn có, huân tập một phần công đức Phật, nhưng khi sắp mệnh chung, tâm thần quá yếu đuối, chỉ có trong trạng thái vô ký không thể niệm Phật được. Dù vậy, nhờ nghiệp nhơn niệm Phật quá khứ nên vẫn được vãng sinh ở cõi Tịnh Độ.

4. Ý niệm vãng sinh : Những người trong lúc sắp mạng chung không thể niệm Phật phát ra thành tiếng chỉ ý niệm, niệm Phật A Di Đà cũng quyết được vãng sinh Tịnh Độ.

Hộ niệm là một vấn đề rất hệ trọng đối với những người tu theo pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sinh. Những người mà tịnh nghiệp của họ đã thuần thục, hiện đời họ đã niệm Phật chứng được niệm Phật Tam Muội, tức được nhất tâm bất loạn, Thánh cảnh hiện tiền rồi, thì việc hộ niệm không cần thiết nữa. Vì họ đã vãng sinh ngay trong hiện đời rồi.

Ngoài ra, nếu chưa được như thế, thì giờ phút sắp lâm chung, đối với việc hộ niệm hay trợ niệm là điều tối thiết yếu. Đời người, khi sắp mất, hay cuối nẻo đường trần có 3 lối rẽ để đi. Một là tiến thẳng lên Thánh đạo, vãng sinh Cực Lạc tức thời, lối đi này chỉ dành cho những người cực thiện.

Hai là lối đi vào thiện đạo và ba là lối đi vào ác đạo. Lối đi vào thiện đạo dù có được tốt đẹp ít khổ, nhưng vẫn còn quanh quẩn luân chuyển vào nhân đạo hoặc thiên đạo.

Thứ ba là lối đi vào ác đạo, đây là con đường trầm luân thọ khổ muôn kiếp, mà không một ai muốn bước chân vào. Tuy không muốn, nhưng nghiệp ác hiện đời đã gây tạo, thì phải tránh như thế nào đây? Cho nên đối với hai kiểu người sau này, thì việc hộ niệm trong giờ phút sắp lâm chung thật vô cùng quan yếu. Nhưng phải hộ niệm như thế nào để cho người sắp lâm chung mới được lợi lạc vãng sinh? Đó là điều mà người đóng vai trò hộ niệm giúp cho những người lâm chung.

Chính vì lý do này, hộ niệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên hành trình sinh tử của mỗi người. Hộ niệm là phương cách thiết thực và trí tuệ nhất để hỗ trợ cho người sắp lâm chung có được sự chuẩn bị và lựa chọn sáng suốt để đối diện với cái chết một cách tự tại, bình an và nắm bắt những cơ hội hy hữu trên tiến trình chết để thay đổi toàn bộ đời sống kiếp sau.

> Hướng dẫn cách tụng và tải Kinh A Di Đà

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm