Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/03/2022, 07:09 AM

Tuổi trẻ hành trì chú Lăng Nghiêm là một điều hy hữu

Tuổi trẻ học đạo và kiên nhẫn thọ trì chú Lăng Nghiêm lâu nhất là 1 điều hy hữu, vì cái Tâm họ hướng tới sự lành lặn, có nội tâm vững chảy, trải nghiệm tâm linh sâu xa và 1 sự kiên nhẫn tột độ, nên họ mới tìm kiếm tới lời Phật dạy. Tuổi trẻ trì Lăng Nghiêm là 1 điều hy hữu.

1.Yếu tố giác ngộ sớm.

Sanh, lão, bệnh, tử…là quy luật bất biến của tạo hóa. Thánh hay phàm cũng phải đều như vậy cả. Mỗi 1 giây, thậm chí là 1 sát na trôi qua là chúng ta đã già đi 1 chút rất là vi tế mà chính mình không nhận ra. Khi lớn 1 chút thì lại bắt đầu đặt ra câu hỏi…sợ bệnh đau khi về già, ai sẽ chăm sóc mình đây, từ đó ráng kiếm đại ai đó để kết hôn. Giai đoạn này là bắt đầu đeo gong vô cổ rồi, thuận ý hay chướng tai gai mắt thì cũng phải nhẫn nhịn mà chịu đựng những năm tháng sau đó trong cuộc đời.

Rồi bắt đầu con cái chào đời. Nếu hên thì chúng ngoan ngoãn cho mình an tâm vững dạ mà sống. Còn xui thì phải khổ tâm lao lực với chúng suốt cả cuộc đời luôn. Khổ này chồng chất lên khổ kia, nối tiếp nhau không có hồi kết…cũng chỉ vì tìm câu hỏi…về già, lúc chết, ai lo cho mình đây?

Và không phải trong đời này mình mới bôn ba ngược xuôi, trầm luân khổ não vì tìm đáp án cho câu hỏi này mà ở trong vô lượng kiếp về xa xưa, mình cũng khổ não bởi cảnh khổ này rồi. nên khi tuổi trẻ giác ngộ sớm 1 chút, trưởng thành 1 chút, dụng tâm kham nhẫn mà chuyên nhất vào chú Lăng Nghiêm hay 1 pháp môn nào đó để phát nguyện vãng sanh, thoát khỏi trầm luân là 1 điều hy hữu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Yếu tố thành tựu nhanh.

Bồ tát Di Lạc tu cùng thời với Phật Thích Ca nhưng cùng giai đoạn đó, Bồ Tát Di Lạc còn nặng chuyện cầu danh,nên yếu tố thành tựu Phật quả chậm hơn Phật Thích Ca rất nhiều. Phải chờ cho đến khi giáo pháp Phật Thích Ca lụi tàn sạch hết,chúng sanh u mê tột độ, tai ương nạn ách cùng cực,tuổi thọ giảm xuống tột độ…trải qua những biến cố đầy dẫy như vậy rồi từ từ thiện căn chúng sanh tăng dần, tăng dần, tăng cho tới 84000 tuổi ở quả địa cầu này, căn cơ chúng sanh thuần thiện thì cũng là phước báo để Bồ Tát Di Lạc đản sanh mà thành Phật đạo.

Nhiều người không hiểu yếu tố phước lực chúng sanh thế nào thì chiêu cảm bậc Thánh ra đời, nên họ không lo tu tập mà cứ ngồi chờ Bồ Tát Di Lạc ra đời, uổng phí thời gian vô ích là vậy. Và trong khi Đề Bà Đạt Đa sanh cùng thời với Thái Tử Tất Đạt Đa trong vô lượng kiếp về xa xưa, 2 vị này cũng có nhiều ác duyên, nghiệp chướng với nhau, Nhưng rồi bây giờ Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật đạo, còn Đề Bà Đạt Đa thì đã bị đọa trong địa ngục A Tỳ. Chờ vô lượng kiếp về sau, thoát khỏi địa ngục mới tu lại từ đầu, rồi từ từ chứng Bích Chi Phật.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Con đường Phật đạo của mỗi người nhanh hay chậm là do hiện tại đã giác ngộ, trân quý từng phút giây chưa? Hay là cứ chấp nhận sống vô minh, để thời gian trôi qua lãng phí như vậy? Trong khi chú Lăng Nghiêm là con đường nhanh nhất để đưa đến Phật quả, vì vị Phật nào cũng thành tựu từ chú Lăng Nghiêm mà ra. Nên tuổi trẻ trì Lăng Nghiêm là 1 điều hy hữu.

3. Yếu tố kế thừa.

Chú Lăng Nghiêm là pháp môn giữ gìn Chánh Pháp của Như Lai trụ lại thế giới này lâu nhất trước khi hủy diệt giáo pháp. Khi 1 người lớn tuổi quá, trí nhớ suy giảm, thể lực hao suy nên nhìn 1 bài chú dài nhất của đạo Phật là họ rất ngán ngẫm và chán chường.

Nhưng nếu tuổi trẻ thì việc vượt qua chông gai thử thách để chinh phục được thần chú Lăng Nghiêm là 1 điều dể dàng hơn. Từ trẻ đã vun trồng công đức từ sớm nên về già sẽ thanh thản và nhiều nghiệp lực, trọng tội đã được tiêu trừ và có nền tảng để truyền lại cho thế hệ mai sau kế thừa.

4. Yếu tố căn cơ.

Giáo Pháp Như Lai thông thường là không có phù hợp với độ tuổi của giới trẻ. Nhưng Trẻ hay già là do căn tánh của con người chúng ta. 1 khi con người muốn tu tập thì giáo pháp của Phật luôn là mới. Còn 1 người không muốn tu tập thì ở trong giáo pháp của Phật hoàn toàn vô nghĩa. Người tuổi trẻ tâm họ hướng ngoại, mong cầu lạc thú. Còn trong khi lời của Phật dạy thì hướng nội, từ bỏ lạc thú. 2 lối sống, 2 dòng chảy nó nghịch lại thế này thì làm sao mà họ thành tựu?

Nên tuổi trẻ học Đạo và kiên nhẫn thọ trì chú Lăng Nghiêm dài nhất,lâu nhất là 1 điều hy hữu, vì cái Tâm họ hướng tới sự lành lặn, có nội tâm vững chảy, trải nghiệm tâm linh sâu xa và 1 sự kiên nhẫn tột độ, nên họ mới tìm kiếm tới lời Phật dạy. Tuổi trẻ trì Lăng Nghiêm là 1 điều hy hữu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Gieo mầm thiện 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Gieo mầm thiện 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Xem thêm