Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/05/2023, 21:10 PM

Tượng Đạt Ma Tổ Sư có ý nghĩa gì?

Tượng Đạt Ma Tổ Sư là hình tượng được khắc họa với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng với nhiều hình dáng khác nhau.

Trong Phật giáo tượng Đạt Ma Tổ Sư có ý nghĩa như thế nào?

Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La – Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Đạt Ma Sư Tổ được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ngài đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ngài cũng là người sáng lập và truyền bá Thiền Phật giáo Trung Quốc. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ngài, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ngài cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về Đạt Ma Sư Tổ, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng Đạt Ma Sư Tổ đến từ Ba Tư.

Ý nghĩa các hình tượng Đạt Ma Tổ Sư

Tượng Đạt Ma Tổ Sư gắn liền với nhiều hình tượng, mỗi hình tượng lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Tượng gỗ Đạt Ma và một chiếc giày

Tại sao không phải một đôi giày mà là một chiếc giày?  Hình ảnh này ẩn dụ muốn nói lên rằng cuộc đời thật sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Đến ở đâu thì đi về ở đó, cát bụi lại trở về với cát bụi. 

Gần đây, giáo sư Nguyên Phong và cuốn sách nổi tiếng “Muôn Kiếp Nhân Sinh” có đại ý nói rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này, dù là trải nghiệm gì đi chăng nữa, tất cả cũng chỉ là huyễn ảo mà thôi. Quả đúng vậy, trần gian là cõi tạm - sống sao để không thẹn với lòng, cho người đời còn nhớ đến. Nếu quý vị bỗng quên mình, chới với giữa tham sân si, hãy nhìn tượng Đạt Ma sư tổ cùng một chiếc dép và suy ngẫm nhé!

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ quá hải

Khi Đạt Ma Sư Tổ đến Trung Hoa để truyền đạo thì đã gặp Lương Vũ Đế, do vị vua không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Đức Đạt Ma, Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Sư tổ đi qua sông Trường Giang cuồn cuộn sóng dữ nhưng Sư Tổ chỉ lấy nhánh cỏ và bước đó qua sông. Hình tượng Sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Thâm ý về cách sống: chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ Xuất quyền (thế võ Thiếu Lâm)

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ Xuất quyền.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ Xuất quyền.

Vì sao nói hình tượng Đạt Ma thế võ là biểu tượng mới trong Phật giáo? Nói đến Phật hầu hết chúng ta đều hình dung đến những bậc cao nhân với dáng vẻ trang nghiêm cùng vẻ mặt hiền từ hoặc tươi vui. Tuy nhiên, hình ảnh tượng Đạt Ma thế võ lại mang nét đẹp oai hùng cùng tinh thần chiến đấu lẫm liệt. Điều này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ Khất Thực

Đây được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ khất thực là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám giỗ trong cuộc sống. Muốn nhắc nhở con người phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm