Tượng khắc đá Đại Túc có gì đặc biệt?
Tượng khắc đá Đại Túc nằm ở huyện Đại Túc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, cách trung tâm thành phố khoảng 163km. Những tượng đá đầu tiên được khắc tại đây là vào khoảng cuối đời nhà Đường.
Hệ thống các tượng đá tại đây là kho tàng nghệ thuật của Trung Quốc với hơn 5 vạn pho tượng được chạm khắc bằng đá có niên đại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13, phân bổ ở hơn 40 địa điểm thuộc huyện Đại Túc, trong đó chủ yếu là các pho tượng của đạo Phật, sau đó là Đạo giáo, Nho giáo và tượng một số ít nhân vật lịch sử. Những tượng đá đầu tiên được khắc tại đây vào khoảng cuối đời nhà Đường, cực thịnh nhất vào đời Lưỡng Tống (nhà Bắc Tống và nhà Nam Tống).
Tượng Đức Phật A Di Đà và những điều Phật tử nên biết
Tượng khắc đá Đại Túc chủ yếu tập trung trên núi Bảo Đỉnh và vách núi Bắc Sơn, quy mô lớn và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, các hình thái của 5 vạn pho tượng tại đây cũng vô cùng phong phú. Nội dung được truyền tải chung của các pho tượng có đặc trưng chung là “Người hóa thần, thần hóa người”.
Những đại Phật tượng lớn nhất thế giới
Các chuyên gia cho rằng tượng khắc đá Đại Túc đại diện cho nghệ thuật hang đá thế giới có trình độ cao nhất từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13. Một số tượng đá tại huyện Đại Túc đồng thời cũng là những tác phẩm cuối cùng của một giai đoạn lịch sử phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa. Bên cạnh những tượng Phật, tại Đại Túc còn có rất nhiều những bức tượng với các kiểu dáng đặc biệt gần gũi với đời sống nhân dân.
Trong cả quần thể tượng khắc đá Đại Túc có một pho tượng Quan Âm vô cùng đặc biệt. Pho tượng có 1007 cánh tay, được gọi là Thiên hạ kỳ quan. Tượng Quan âm nghìn tay bình thường chỉ có 10 cánh tay trong khi đó bức tượng Quan Âm tại Đại túc được chạm khắc có đến 1007 cánh tay. Các thợ chạm khắc xưa kia đã tạc nên một bức tượng hơn nghìn tay với con số lẻ bởi họ muốn những người xem tin rằng Quan Âm có khả năng làm được mọi việc và có pháp thuật vô biên.
Vịnh Đại Phật là thắng cảnh lớn nhất có giá trị nghệ thuật cao nhất và được quan tâm bảo tồn đặc biệt trong 13 cảnh quan tại Đại Túc. Vịnh Đại Phật là một vách núi cong hình vó ngựa, dài khoảng 500m, rộng 15-30m với hơn 1 vạn pho tượng lớn nhỏ và tấm bia ghi lại lịch sử tạc tượng trên núi Bảo Đinh và lịch sử hình thành Phật Giáo.
Tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát lớn nhất thế giới
Hàng năm vào ngày 19/2; 19/6 và 19/9 âm lịch, hàng nghìn người vẫn đổ về Đại Túc để thắp hương và vãn cảnh trên Bảo Đỉnh Sơn. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách tại Trùng Khánh, Trung Quốc.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đã công nhận Tượng khắc đá Đại Túc của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm