Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/12/2022, 17:30 PM

Tượng Phật bốn tay và 2 bia đá kỳ bí ở chùa Linh Sơn

2 bia đá và tượng Phật bốn tay là hiện vật cổ Óc Eo có niên đại hàng ngàn năm, được thờ tại chùa Linh Sơn, huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang)...

Audio
1
2

Di chỉ văn hóa Óc Eo được nhà khảo cổ người Pháp – ông Malleret phát hiện năm 1942. Sau đợt khảo sát các di tích lịch sử văn hóa từ 1985-1987, ở An Giang phát hiện thêm 2 di tích liên quan đến nền văn hóa Óc Eo là hai bia đá lộ thiên và tượng Phật bốn tay tại chùa Linh Sơn. Chùa được xây dựng trên nền đất cao, bao quanh có rất nhiều cây đại thụ, không gian quanh năm mát mẻ và xanh tươi.

3

Theo Địa chí An Giang, vào năm 1913, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê, nhân dân phát hiện được tượng Phật. Một nhóm người Khmer phát hiện đầu tiên, từ độ sâu khoảng 2m, họ không thể nào đem tượng Phật lên được đành phải bỏ cuộc.

Nhóm người Việt xung quanh đó hợp sức nhau dùng đòn bẩy và dây gánh tượng lên mặt đất khá dễ dàng. Thế là tượng Phật thuộc quyền sở hữu của người Việt và họ mang về địa điểm như hiện nay.

4
5

Một điều thú vị nữa là khi mang tượng về đặt đứng rất ăn khớp giữa hai bia đá cổ. Mặt bia đá khắc chữ lạ chưa ai đọc và hiểu được nội dung nói điều gì.

Từ đó nhân dân xây dựng mái che và trở thành ngôi chùa Linh Sơn để bảo vệ tốt cho tượng Phật và hai bia đá.

6

Sau những lần trùng tu, tôn tạo ngôi chùa, tượng Phật đứng được nghệ nhân đắp thêm phần chân ngồi kiết già,tô chỉnh phần mặt và thân, khiến tượng có dáng vóc là Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, nhưng lại có bốn tay.

7
8

Những viên gạch phủ rêu được khai quật cùng lúc với tượng Phật bốn tay, được di chuyển về chùa, ốp gạch thành những dốc đá.

9
10

Chùa trở thành điểm tâm linh thu hút đông đảo người dân đến chiêm bái. Và cũng là không gian vui chơi yêu thích của những đứa trẻ bản địa bởi không gian mát mẻ, yên bình.

11

Ngày 18/1/1988, Bộ Văn hóa ra quyết định số 28/VHQĐ công nhận hai bia đá và tượng Phật bốn tay là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây cũng là cơ sở nền tảng để các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và khai quật nhiều địa điểm khác quanh phạm vi trung tâm nền văn hóa Óc Eo xã Vọng Thê (huyện Thoại Sơn).

Chùa Tây An – ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ ở An Giang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm