“Tùy hỷ công đức” nhằm phá điều gì?
Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức. Thấy người tốt đẹp, toàn tâm toàn lực giúp đỡ, thành tựu người ấy, quyết định chẳng thể gây chướng ngại. Chẳng có sức giúp đỡ, bèn khen ngợi, hy vọng người có sức nghe chúng ta khen ngợi bèn phát tâm giúp đỡ, thành tựu người ấy, đó là ta tu tùy hỷ công đức.
Phá ganh tỵ, chướng ngại. Vì ganh tỵ, chướng ngại là bệnh chung của hết thảy phàm phu, ai nấy đều có, lại còn vô cùng nghiêm trọng! Nếu là kẻ ganh tỵ bậc hiền năng, sẽ chướng ngại, phá hoại người ta, tội ấy khá nặng!
Người tốt ấy có thể làm rất nhiều chuyện tốt trong xã hội, lợi ích xã hội, lợi ích quần chúng, lợi ích quốc gia. Quý vị chướng ngại người ấy, đối với người ấy là chuyện nhỏ, người ấy chẳng oán hận quý vị, đối với người ấy chẳng có chuyện gì, nhưng tội kết ở chỗ nào? Khá nhiều người không thể được người ấy tạo lợi ích, xã hội không thể đạt được lợi ích, quốc gia không thể đạt được lợi ích, kết tội từ chỗ này! Chớ nên không hiểu đạo lý này, đạo lý này rất sâu.
Tổn hại một người, phá hoại một người, chuyện này rất nhỏ, chẳng có gì ghê gớm, nhưng quý vị phải biết: Sức ảnh hưởng của người ấy to cỡ nào, tội lỗi của quý vị lớn cỡ đó! Sức ảnh hưởng của người ấy sâu cỡ nào, ảnh hưởng rộng ngần nào, đó là những điều kiện để kết tội quý vị. Thời gian ảnh hưởng lâu dài, trong tương lai, thời gian quý vị đọa trong địa ngục sẽ dài. Ảnh hưởng rất rộng, quý vị sẽ chịu tội trong địa ngục càng nhiều. Đạo lý là như vậy đó, chúng ta chớ nên không biết điều này.
Tại sao công đức “tùy hỷ” và công đức “bố thí” lại bằng nhau?
Vì vậy, đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức. Thấy người khác tốt đẹp, bèn toàn tâm toàn lực giúp đỡ, thành tựu người ấy, quyết định chẳng thể gây chướng ngại. Chẳng có sức để giúp đỡ, bèn khen ngợi, hy vọng người có sức nghe chúng ta khen ngợi bèn phát tâm giúp đỡ, thành tựu người ấy, đó là chúng ta tu tùy hỷ công đức.
Tức là nói trong tương lai, người ấy có công đức lớn cỡ nào, người tùy hỷ có công đức to bằng cỡ đó. Người ấy có thể làm chuyện lợi ích quốc gia, dân tộc, chuyện lợi ích hết thảy chúng sanh, người ấy làm nhiều chuyện, có ảnh hưởng lớn cỡ nào, ảnh hưởng lâu cỡ nào, người tùy hỷ bèn được một phần công đức giống hệt như người ấy.
Người ấy còn phải sốt sắng tu tập, người tùy hỷ chẳng cần tu, chỉ là phát tâm, quý vị liền thấy đã đạt được công đức. Trái lại, ganh tỵ, chướng ngại, quý vị liền tạo tội nghiệp to lớn.
Quý vị tùy hỷ, khi có ý niệm tùy hỷ, toàn bộ công đức của người ấy biến thành của quý vị. Do đó, đức Phật đã xếp chuyện này, quý vị thấy điều này được xếp vào trong mười nguyện Phổ Hiền có ý nghĩa rất sâu, công đức ấy vô lượng vô biên.
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật hạnh phúc
Kiến thức 11:00 03/12/2024Sống biết rèn luyện tu tập theo lời Phật sẽ từng bước phát triển những phẩm chất đạo đức trí tuệ tốt đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống với những giá trị ý nghĩa tích cực. Biết chọn sống lương thiện tích cực và học Phật chính là cách lựa chọn của người trí để sống không uổng một kiếp người.
Mẫu hình người vợ lý tưởng theo quan niệm Phật giáo
Kiến thức 14:34 02/12/2024Trải qua hơn 2500 năm kể từ khi Phật giáo xuất hiện ở thế gian, biết bao chúng sinh đã nhận thức được mê lầm, thoát khỏi khổ đau nhờ thực hành theo những lời Phật dạy.
Thập nhị nhân duyên nghĩa là gì?
Kiến thức 11:00 02/12/2024Thập nhị nhân duyên là: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Nghĩa là thế nào?
Làm sao để hóa giải oán kết của đời quá khứ và đời này?
Kiến thức 10:50 02/12/2024Chúng ta dùng thái độ gì đối với những người độc ác tàn nhẫn, tự cho là đúng vậy?
Xem thêm