Tuyên ngôn Đức Phật vào đời
Kính mừng ngày Đức Phật đản sinh Phật lịch 2566 (Rằm tháng Tư, năm Nhâm Dần - 2022, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài "Tuyên ngôn Đức Phật vào đời" của Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN.
1.
Từ hai ngàn sáu trăm bốn mươi sáu (2.646) năm xưa
Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni vào đời
mang tình yêu chân lý
Ngài thương yêu con người,
thương yêu cuộc đời…
bằng trái tim Bi Trí,
với cả tâm lực Đại Từ
Ngài chỉ rõ cho con người phương cách
nhận ra nguyên nhân của sanh tử khổ đau!
Đồng thời,
Ngài cũng chỉ rõ cho con người phương cách biết tìm lại chính mình
Mà khởi đầu là Tuyên ngôn Đản sinh hy hữu:
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
vô lượng sinh tử, ư kim tận hỷ”.
2.
Từng bước đi
Từng bước đi
Với tâm lực Bi Trí Dũng
Từ cung trời Đâu Suất
Ngài thị hiện vào đời
Thọ sinh vào hoàng cung
Làm Thái tử Sĩ Đạt Ta
Làm người con yêu quý của dòng họ Thích Ca.
Trong cung vàng điện ngọc
Với vợ đẹp con yêu
Với uy quyền danh dự
Với nhung lụa cao sang
Và từ đây,
Ngài chỉ rõ cho chúng ta,
cho con người trần thế
Thấy biết, nhận ra thế nào là sự trói buộc của
nghiệp thức Ái
- nguyên nhân tạo ra mọi hậu quả của khổ đau.
Và cũng từ đây,
Ngài vạch ra cho chúng ta,
cho con người sự cảm nhận…
tự biết quay về với chính mình, biết tư duy, nhận ra
những gì thiện và ác do mình tạo ra, biết dừng lại,
không cho thân - khẩu - ý gây thêm tội lỗi, khổ đau.
Và cũng từ đây,
Từ ngai vàng ngôi báu dòng Thích Ca
Ngài vạch ra cho con người một hướng đi cao thượng.
Tự mình giác ngộ
- những hư huyễn phù phiếm của thế trần.
Tự mình biết nhận ra
- tham sân si… nơi thân và tâm của mình
là quyến thuộc của ma vương.
Tự mình biết nhận ra
- những cảm xúc của yêu thương, của danh vị là những ảo giác của vô minh.
Và từ đây,
Giữa hoàng cung - nửa đêm mê mờ… bừng ngộ
- Tấm lòng thương yêu con người dâng cao
- Vầng hào quang trí tuệ dâng cao
- Tâm lực chí nguyện dũng mãnh dâng cao
Ngài rời hoàng cung,
Ngài từ bỏ tất cả…
Cưỡi ngựa Kiền Trắc, vượt dòng sông A Nô Ma…
Nương thanh vắng đi tìm chân lý cho đời.
3.
Bằng tâm lực Bi Trí Dũng
Bằng cả tấm lòng thương yêu con người và cuộc đời
- 6 năm tìm cầu chân lý
- 6 năm thọ học từ các vị đạo sư
- 6 năm khổ hạnh rừng già
- 6 năm hòa nhập cảnh tịnh thiên nhiên
Cuối cùng,
- 49 ngày thiền định dưới cội bồ-đề
Ngài lần lượt chứng đắc, an trú quả vị
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đầy đủ thần thông.
(Qua sự thân chứng của tự thân, sau này Ngài đã chỉ rõ cho con người con đường và phương pháp diệt tận khổ đau, tu tập đưa đến thành tựu, an trú Niết-bàn).
4.
Sau 45 năm hoằng hóa độ sinh
Ngài dấn thân từ làng này sang làng khác
Từ quốc độ này sang quốc độ khác
Từ thành thị đến thôn quê
Từ phố xá náo nhiệt đến rừng vắng thanh u, thâm sơn cùng cốc…
Từ vua chúa cao sang đến trưởng giả triệu phú và thứ dân nghèo khó…
Không phân biệt nam nữ, ngữ ngôn…
Ngài tiếp độ mọi giai cấp, mọi thành phần…
hội đủ nhơn duyên quy ngưỡng về nương cội Giác.
Ngài thành lập Giáo đoàn Tăng-già
Quy tụ hàng ngàn vị Thánh Tăng chứng quả Thanh văn A-la-hán,
Mà trong các kinh điển lưu truyền thường nêu danh tánh như các Trưởng lão:
Ma ha Ca Diếp, Ma ha Ca Chiên Diên, Da Xá, Châu Lợi Bàn Đà, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ly, Nan Đà, La Hầu La, v.v…
Đồng thời, sau đó một thời gian, do yêu cầu tha thiết của Tôn giả A Nan, Giáo đoàn Ni giới cũng được hình thành do Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề dẫn đạo, trong đó Công chúa Gia Du Đà la và nhiều vị Thánh Ni noi gương Đức Phật quyết tâm dấn thân hoằng hóa…
Trong hàng Thánh Cư sĩ có:
Trưởng giả Cấp Cô Độc, Thái tử Kỳ Đà và tín nữ Vi sa kha (Tỳ Xá Khư) cùng nhiều vị tín tâm thâm sâu nhất tâm hộ trì Phật pháp.
Hàng vua chúa có:
Bình Sa Vương, Ba Tư Nặc, A Xà Thế… và nhiều hoàng hậu, công nương… chí thành, chí kính… hướng về Tam bảo tín tâm tu học.
5.
Sau 45 năm hoằng hóa độ sinh
Năm Đức Thế Tôn tròn 80 tuổi
Đạo nghiệp viên thành
Ngài thị nhập Niết-bàn dưới cội cây Sa-la… thành Câu-thi-na.
- Ngài an trú Pháp thân
- Xả bỏ huyễn thân
- Hội nhập Vô dư y Niết bàn vô lượng thọ…!
Đến nay Giáo pháp tròn hai ngàn năm trăm sáu mươi sáu năm (2.566)
Dù trải qua vô vàn suy thạnh
Vô vàn biến đổi của thời gian
Nhưng giáo pháp của Đức Thế Tôn vẫn ngày ngày gieo thêm hạt mới.
Ánh đạo vàng Tăng-già luôn sinh động
Tỏa hào quang tươi thắm khắp năm châu.
Ngày càng lan xa, lan xa…
Khắp quốc độ, khắp quê hương…
- Không phân biệt chủng tộc, màu da
- Không phân biệt ngữ ngôn, tập quán
Tất cả gặp nhau
Trong ánh sáng diệu kỳ
Tất cả gặp nhau
Trong giáo lý từ bi
Giúp con người khai nguồn chân lý
Giúp con người phá tan nghiệp thức vô minh
Giúp con người soi sáng tâm linh
Tự giác quay về chơn tánh Pháp thân
Tâm là Phật, Phật là Tâm mầu nhiệm
Đạo quả Bồ-đề Vô thượng thậm thâm.
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Vô lượng sinh tử… Ư kim tận hỷ!”.
Sa-môn Giác Toàn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm