Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 15/05/2022, 08:11 AM

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Ngài là Phật nhưng cũng là một con người, một người vi diệu. Vi diệu là vì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, từ địa vị chúng sanh Ngài bước lên tôn vị Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ hoàn toàn, phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một người, phần Như Lai [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.48)

Đức Phật: Ngài đã vén màn vô minh cho nhân loại bằng ánh sáng chân lý

a1.phatgiao.org.vn

Lời bàn: 

Thế Tôn xuất hiện nơi đời là một sự kiện hiếm có, chưa từng có, như hoa Ưu đàm tương truyền 3.000 năm mới nở một lần. Ngài là Phật nhưng cũng là một con người, một người vi diệu. Vi diệu là vì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, từ địa vị chúng sanh Ngài bước lên tôn vị Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ hoàn toàn, phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính. Ngài có mặt ở đời là sự xuất hiện của mắt lớn, thấu suốt khắp cả thế gian bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại.

Trước Thế Tôn, tư tưởng Vệ-đà thống trị xã hội Ấn Độ cổ đại, làm tê liệt não trạng con người với niềm tin mù quáng vào quyền năng sáng tạo của Phạm Thiên (Brahma). Mỗi con người hiện hữu trên thế gian với một hoàn cảnh riêng là do ý muốn của Phạm Thiên. Mọi sự vật sinh thành hoại diệt cũng không ngoài tôn ý của đấng Tối cao, giữ quyền năng sáng tạo. Con người không thể thay đổi số phận và càng không thể chuyển hóa thân tâm, nói chung là không thể “bẻ nạng chống Trời” mà chỉ cúi đầu tuân phục và làm đẹp lòng Phạm Thiên thông qua tế lễ và cầu nguyện.

Khi mắt lớn Thế Tôn xuất hiện, bằng tuệ giác của bậc đã giác ngộ và giải thoát, Ngài chỉ rõ cho nhân loại rằng không hề có sự sáng tạo của các đấng thiêng liêng ở trên trời. Đó chỉ là một sự ám ảnh tập thể của nhóm người chỉ biết tin mà không cần hiểu, không muốn thấy. Thực chất sự sinh thành và hoại diệt của vạn pháp là do Duyên sanh. Đủ duyên thì sinh ra, có mặt và hết duyên thì tan hoại, biến mất mà không cần có sự sáng tạo của bất cứ thế lực siêu nhiên nào.

Con người cũng vậy, hoàn toàn không phải do Phạm Thiên hay các đấng thiêng liêng sinh ra và có toàn quyền chi phối thân phận của họ. Với tuệ giác của mắt lớn, Thế Tôn khẳng định mỗi người có mặt trên đời với một hoàn cảnh và thân phận khác nhau là do nghiệp của chính họ, không do bất kỳ ai khác chi phối hay tham dự vào. Và nghiệp có thể chuyển được, nếu cá nhân biết hướng các suy nghĩ, lời nói và hành vi của tự thân về nẻo thiện.

Cho nên, mỗi người “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Hãy thắp sáng đời mình bằng Chánh pháp với tuệ giác vô ngã để xua tan vô minh tăm tối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm