Ứng dụng buông cái tôi trong đời sống
Như chúng ta biết, cái tôi có mặt trong tổ hợp năm uẩn này bất cứ lúc nào, trong từng hơi thở, sát na khó thể nào buông nó được một cách dễ dàng ngoại trừ phải thực tập buông nó dần trở thành một thói quen sống trong “chánh niệm tỉnh giác”.
Chưa kể nhu cầu bản thân, luôn khiến cho con người ta thỏa mãn không biết chán đủ.
Chính vì vậy, đức Phật dạy nhất là các đệ tử xuất gia nên xem mọi tứ sự cung dưỡng như là vị thuốc để chữa thân bệnh, mà đã là thuốc thì không ai tham uống thuốc làm gì! Thân đủ sức để mà tu hành đoạn trừ ái dục là căn bản sanh tử, chứ không phải bồi bổ đắm chìm trong ngũ dục!
Đối với hàng đệ tử Phật tại gia, theo thiển ý của người viết phải thực hành những điều sau:
1. Tập đời sống giản dị, ít tham muốn: Nên hiểu giản dị chứ không phải đơn giản; giản dị thì dễ dàng thích nghi mọi hoàn cảnh, còn đơn giản lại hay đưa đến sự cố chấp, phát triển cái Tôi mạnh hơn.
2. Không nên sống khép kín, lập dị, mà thường thân cận mọi người, bất kể người ấy nhỏ, lớn, trí, ngu, nghèo, giàu, cao, thấp, khác tư tưởng, tôn giáo...để tập sự không phân biệt, không chấp trước, làm giảm cái chấp Tôi. Theo Phật gia gọi là “hòa quang đồng trần”; hòa nhưng không tan theo, vẫn giữ bản chất; lâu dần ngã mạn tự sẽ dẹp bỏ.
3. Thường quan sát mọi sự vật chuyển biến từ mình đến chung quanh rất là Vô thường: nay thế này mai thế khác; là Khổ: vui đó mà ngắn ngủi không bền chắc; là Không: có đó rồi mất đó; là Vô ngã: chẳng thể tính trước chắc chắn một việc gì vì do nhân duyên sanh. Nhìn những hình ảnh này rồi quy chiếu về bản thân thấy là giả tạm, huyễn hóa để giảm dần ái chấp cái Tôi, của Tôi.
4. Học theo gương Bồ-tát Thường Bất Khinh, luôn nhắc nhở trong tâm câu nói: “Tôi không dám khinh các người, vì các người đều có Phật tánh”
5. Đời sống thiên về hướng nội tự tu, tự cảnh tỉnh hơn là hướng ngoại về vật chất, vì vật chất làm cho dễ bị tha hóa, ràng buộc vào cái Tôi. Hơn nữa, thường trải lòng thương, tha thứ thay vì ghét bỏ, bảo thủ.
6. Cuối cùng thường lễ lạy chư Phật, chư Bồ-tát như trong mười nguyện hạnh của Bồ-tát Phổ Hiền, để giải trừ nghiệp chướng trong cái Tôi.
Đây cũng là những kinh nghiệm thô thiển của người viết mong được chia sẻ, trao đổi với những bạn đồng tu. Tất nhiên những việc làm trên đều phải thực hiện trên nền tảng Giới-Định-Tuệ. Kính mong!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy thử nhìn “vết thương” của mình như một người thầy
Sống an vui 17:51 23/12/2024Mỗi vết thương đều có một bài học, nếu bạn chịu mở lòng để đón nhận. Hãy tự hỏi: “Điều này dạy mình điều gì về bản thân, về cuộc đời, hoặc về cách mình yêu thương người khác?”
Làm sao thực tập ngồi trong im lặng?
Sống an vui 13:00 23/12/2024Tôi bận việc từ sáng đến tối, không có cơ hội ngồi yên một mình? Làm sao mà tôi có cơ hội thực tập ngồi trong im lặng?
Uống nước đậu đen rang thường xuyên có tốt?
Sống an vui 10:19 23/12/2024Nước đậu đen rang là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước đậu đen rang thường xuyên có ảnh hưởng gì không?
Cách ngủ của Thần y Hoa Đà dành cho người phải thức khuya làm việc mà vẫn khỏe
Sống an vui 08:27 23/12/2024Thức khuya là chuyện rất bình thường trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhưng thường xuyên ngủ trễ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lo lắng về điều này nếu biết bí quyết ngủ của Thần y Hoa Đà.
Xem thêm