Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/07/2022, 10:55 AM

Ứng dụng nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong đời sống tu tập của người đệ tử Phật hiện nay

Thực hành nghi lễ Phật giáo được xem như là một thời khóa công phu tu hành, dù là thực hiện trong các cơ sở tự viện chùa chiền hay những nơi công cộng, lễ hội, tư gia Phật tử sẽ phát huy được tác dụng của nghi lễ trong đời sống tu tập của những vị Xuất gia cũng như Phật tử tại gia.

1. Nhận định khái quát

Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam, tính đến nay gần 24 thế kỷ. Từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo Việt Nam gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, có những đóng góp vô cùng to lớn trong việc dựng nước và giữ nước trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.

Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn uy tín hàng đầu Việt Nam, cũng như quốc tế  đều công nhận rằng, tại đất nước Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa từ lâu và liên tục, trở thành một thành tố cốt lõi quan trọng trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam

Văn hóa là phần hồn của một dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, vốn là sản phẩm chỉ có ở loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội. Ngược lại, văn hóa lại tác động không nhỏ vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khó có thể đưa ra một khái niệm về văn hóa được mọi người, mọi giới chấp nhận. Hiện nay, ít nhất cũng có đến hàng trăm định nghĩa, khái niệm về văn hóa khác từ được nhìn từ nhiều giác độ khác nhau. Thông thường, theo nghĩa hẹp, văn hóa trong tiếng Việt, dùng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa rộng,thì văn hóa là một tổng thể phức hợp bao hàm các lĩnh vực tư tưởng, văn học, đức tin, pháp luật, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức...trong đó có Nghi lễ.

Hòa trong dòng chảy văn hóa dân tộc, Nghi lễ Phật giáo Việt Nam đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ nghi cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Để kế thừa và phát triển Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay,chúng tôi trình bày một số vấn đề mang tính phổ quát hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Xuyên qua đó, chúng con đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục một số vấn đề tồn tại nổi bật của chúng ta hiện nay với mong muốn góp một phần rất nhỏ trong việc phát triển bền vững Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc.

Cốt tủy của Phật giáo chính là một nền giáo dục vĩ đại, dạy con người hoàn thiện nhân cách đạo đức, phát triển năng lực trí tuệ đến mức tối đa như Đức Phật; đưa con người từ phàm phu vô minh lên địa vị thánh nhân sáng suốt; giải thoát con người từ nơi u ám tối tăm khổ đau đến bến bờ an vui giải thoát giác ngộ. Mục tiêu giáo dục Nghi lễ Phật giáo theo lời dạy của đức Phật hướng tới là nâng cao trí tuệ và nhân cách đạo đức của con người hướng đến cảnh giới từ bi vô ngã.

Giá trị nhân văn chân thật, cao tột và miên viễn của con người chỉ từ khi đức Phật Thích Ca giác ngộ hoàn toàn thì nhân loại mới thật sự có cái nhìn đúng đắn nhất, nhân văn nhất và ý nghĩa nhất: Con người có khả năng đoạn trừ được nguồn gốc khổ đau, vượt thoát được mọi sự trói buộc, thành tựu trí tuệ giải thoát, đạt đến cuộc sống tích  cực, an vui hạnh phúc viên mãn.

Sự nghiệp tầm đạo và giác ngộ của đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni là một minh chứng vô cùng sinh động và hùng hồn cho một chân lý lớn của nhân loại: Một con người bình thường hoàn toàn có khả năng đoạn trừ hết mọi khổ đau, vô minh, đạt được trí tuệ thấy biết như thật về thực tính của vạn pháp, thấu rõ bản chất của mọi sự vật hiện tượng, sống cuộc sống an vui hạnh phúc mãi mãi. Thực hành nghi lễ Phật giáo, trì tụng kinh điển mà đức Phật đã giác ngộ và chỉ dạy sẽ đưa hành giả thành tựu trì tuệ phước đức hướng đến mục đích tối hậu là giác ngộ giải thoát.

2. Ứng dụng Nghi lễ Phật giáo trong đời sống tu tập

Bản thân nghi lễ Phật giáo Việt Nam vốn là một phương pháp hành trì tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Chúng ta, phải chăng đã nhìn nhận một cách sâu sắc Nghi Lễ Phật giáo như là một phương pháp tu hành, đồng thời là một phương tiện hoằng dương chánh pháp hữu hiệu.

Chùng ta quan sát thấy, hình như đa phần các chùa tu theo Phật giáo Bắc truyền, mỗi ngày từ 4 đến 6 thời thực hành nghi lễ trì tụng các kinh chú như: Chú Lăng Nghiêm, Thập chú, kinh Di Dà, Kim Cang, Pháp Hoa, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, lễ sám hối Hồng Danh, Mông Sơn, Tứ Ân…xem đó như là công phu tu hành.

Các vị tu theo Hoa Nghiêm tông, chỉ thường xuyên thực hành đảnh lễ trì tụng kinh Hoa Nghiêm, nghiên cứu giảng dạy kinh Hoa Nghiêm.

Các hành giả tu tập theo Pháp Hoa tông, chuyên hành trì đọc tụng kinh Pháp Hoa mỗi ngày sáu thời. Phương pháp này cũng là phương pháp tu tập đạt đến giác ngộ giải thoát

Có hành giả chỉ chuyên thực hành nghi lễ xướng: Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa kinh, vừa xưng tụng vừa lễ lạy

Có hành giả cả đời chỉ tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa và lễ lạy từng chữ cũng đạt đến kết quả thành tựu trí tuệ giải thoát

Các vị tu theo Mật tông, thường hành trì nghi lễ tụng các thần chú, lễ quán đảnh làm công phu tu hành.

Có người tu theo tông Tịnh Độ, chỉ chuyên thực hành niêm danh hiệu Phật A Di Đà, lễ lạy một danh hiệu Phật A Di Đà.

Với muôn vạn pháp môn, thực hành nghi lễ, trì tụng kinh điển có thể xem như một pháp môn thuộc giáo tông. Đạo Phật vốn là đạo trí tuệ, là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát cho nên bất kỳ phạm trù nào thuộc về Phật  giáo đều nhắm đến tông chỉ giác ngộ giải thoát của đạo Phật, trong đó có nghi lễ. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta cần chú ý tập trung, nhấn mạnh tông chỉ tu tập giải thoát của Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam.

Ý nghĩa các âm điệu pháp khí trong nghi lễ Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực hành nghi lễ Phật giáo được xem như là một thời khóa công phu tu hành, dù là thực hiện trong các cơ sở tự viện chùa chiền hay những nơi công cộng, lễ hội, tư gia Phật tử thì sẽ phát huy được tác dụng của nghi lễ trong đời sống tu tập của cả những vị Xuất gia cũng như Cư sĩ Phật tử tại gia.

Chúng con trộm nghĩ rằng, các vị tôn túc lãnh đạo Ban Nghi Lễ trung ương, tỉnh thành, đại phương, các thành viên, quý Tăng Ni trụ trì, hoặc có trách nhiệm ở các cơ sở tự viện khi làm lễ Quy Y hay giảng dạy Phật pháp nên khuyên các cư sĩ Phật tử hằng ngày, nếu không về chùa tham dự các khóa lễ tụng kinh được thì nên thực hành nghi lễ tụng kinh trước bàn Phật tại tư gia. Điều nay sẽ góp phần rất lớn trong sứ mạng hoằng pháp lợi sinh của Phật giáo chúng ta. Nghi lễ là một phần không  thể thiếu trong mọi tín niệm tôn giáo.

Các hình thức hoạt động, thực hành nghi lễ Phật giáo đều nhắm đến mục đích giác ngộ, giải thoát và cứu độ chúng sinh thì vai trò của nghi lễ Phật giáo sẽ nâng lên một tầm cao mới phù hơp với thời đại khoa học công nghệ hiện đại.

3. Nghi lễ Phật giáo góp phần phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo dục Nghi lễ Phật giáo cũng có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển bền vững giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoài những thành tựu khả quan mà chúng ta đã đạt được, giáo dục Nghi Lễ Phật giáo Việt Nam chúng ta còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục, như các vấn đề tổ chức, vấn đề đào tạo, thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn. Chúng ta chưa có giáo trình dạy môn Nghi lễ Phật giáo cho các trường Phật học, cũng như trong tự viện.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghi lễ cúng Phật thành Đạo

Vận dụng những phương tiện truyền thông, công nghệ tiên tiến, phương pháp giáo dục, hoằng pháp hiện đại một cách phù hợp, nhằm hỗ trợ cho công tác giáo dục Nghi lễ Phật giáo, góp phần hoằng pháp nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu phương án giáo dục Nghi lễ Phật giáo Việt Nam cho cư sĩ Phật tử một cách chính quy, bài bản góp phần truyền bá Phật pháp, phụng sự nhân sinh  một cách sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội. 

Thành lập Trung tâm nghiên cứu Nghi lễ Phật giáo (Nghi lễ văn hóa dân tộc) chất lượng cao, quy tụ các bậc tôn túc hòa thượng uyên thâm nghi lễ Phật  giáo, tranh thủ sự ủng hộ cộng tác các giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu có cảm tình với Phật giáo để nghiên cứu hướng ứng dụng nghi lễ Phật giáo trong giáo dục và đời sống.

Tổ chức các hội thảo/ Tọa đàm Nghi lễ Phật giáo chất lượng, giải quyết các vấn đề chưa sáng rõ. Cần phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và các ban chuyên ngành đã nỗ lực tạo ra một số thành tựu và tranh thủ sự ủng hộ của các cấp Giáo hội.

Xem trọng việc truyền bá giáo lý, giảng dạy thực hành nghi lễ Phật pháp hơn là thực hành tín ngưỡng trong các cơ sở tự viện.

Xem xét mỗi khu vực, vùng miền có điều kiện, lập một Trung tâm nghiên cứu Nghi Lễ Phật giáo, góp phần gia tăng uy tín của Giáo hội.  

Những vấn đề, giải pháp chúng con trình bày trên đây không phải hoàn toàn mới, nhưng thiết thực, có hệ thống và khả thi trong điều kiện hiện nay với cả tấm lòng ưu tư của một người đệ tử Phật. Ngưỡng mong Phật từ gia hộ cho Phật giáo Việt Nam chúng ta phát triển một cách bền vững, Ban Nghi Lễ trung ương ngày càng phát huy vị thế của mình, xứng đáng kế thừa tinh thần từ bi trí tuệ, hộ quốc an dân hơn hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm