Chân thật là đạo đức trong kinh doanh
Chuyển hóa tâm hơn thua thành tâm đóng góp và phụng sự, doanh nghiệp sẽ làm lớn mạnh các hạt giống tử tế và từ bi trong đời sống thường nhật.
Cần phải tu trong buôn bán kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh của Phật giáo bao gồm: Không lừa dối trong kinh doanh, không bơm phồng các giá trị ảo trong quảng cáo, chân thật trong những gì cam kết, và do đó không nên sử dụng các “chiêu trò” để lấy lòng khách hàng. Phương pháp “câu cá nơi có cá” mà bất chấp luật lệ câu, phương pháp câu sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước. Chân thật là cách tốt nhất để giữ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng cũ cũng như các khách hàng tiềm năng.
Việc đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường tiếp nhận và tiêu thụ bền vững. Cung ứng ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng chỉ để lại trong tâm trí người tiêu dùng một ám ảnh không tốt về doanh nghiệp.
Đây là yếu tố làm cho doanh nghiệp tự mình loại trừ và đào thải mình ra khỏi hệ thống thị trường tự do vốn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt và không tương nhượng. Thay vì đổ dồn vào việc ghét cay ghét đắng các doanh nghiệp cạnh tranh thì hãy xem cạnh tranh là chuyện bình thường.
Lời Phật dạy về quản lý kinh tế trong gia đình
Tâm từ bi chỉ có thể song hành với thái độ và hành động chân thật, vì biết bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tha nhân. Tâm từ bi chỉ có thể khởi lên khi hành động của ta không gây phương hại đến tha nhân, mà còn góp phần mang lại hạnh phúc cho cộng đồng.
Trong thương trường sự làm giàu của doanh nghiệp A đôi lúc được hiểu là sự tổn thất và thua lỗ của doanh nghiệp B. Hiện tượng lở–bồi, thắng–thua trong kinh doanh là quy luật mà doanh nghiệp nên trang bị sẵn cho mình thái độ chuẩn bị đối phó và vượt qua. Chuyển hóa tâm hơn thua thành tâm đóng góp và phụng sự, doanh nghiệp sẽ làm lớn mạnh các hạt giống tử tế và từ bi trong đời sống thường nhật.
> Xem thêm video "Thiền và trà":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm