Uy lực của chú Đại bi
Ngài nói tụng Chú Đại Bi uy cảm thiên địa hả? Nhưng hằng ngày, sáng nào tôi cũng đều tụng mười biến Chú Đại Bi, song chẳng thấy hiện tướng lành gì ráo, chỉ thấy quỷ thần qua đường ngó tôi nửa mắt mà thôi, việc này là sao vậy?
Có một thanh niên tên Tiểu Phí, sau khi tôi khuyên y dứt tuyệt đồ mặn, ăn chay trường, tập tĩnh tọa rồi, thì chưa đầy mấy ngày y đã đạt được một số năng lực vi diệu. Một hôm y đến nhà tôi chất vấn:
- Ngài nói tụng Chú Đại Bi uy cảm thiên địa hả? Nhưng hằng ngày, sáng nào tôi cũng đều tụng mười biến Chú Đại Bi, song chẳng thấy hiện tướng lành gì ráo, chỉ thấy quỷ thần qua đường ngó tôi nửa mắt mà thôi, việc này là sao vậy?
Lúc đó Quả Đạt (con trai tôi) 15 tuổi cũng đang ở đó. Thế là tôi bảo cả hai:
- Bây giờ tôi tụng Chú Đại Bi , Tiểu Phí thì lo nhìn cảm ứng trên trời, còn Quả Đạt thì theo dõi cảm ứng nơi địa ngục nhé! Căn dặn xong tôi liền ngồi khoanh chân, gõ mỏ chuông (lúc đó tôi còn rất chấp tướng, thực ra chẳng cần vậy) và bắt đầu tụng Chú Đại Bi. Tôi tụng chưa được mấy câu, thì chợt nghe tiếng Tiểu Phí khóc nức nở bên tai. Sau khi tụng xong, tôi hỏi y:
- Vì sao mà khóc vậy?

Trong lúc tụng kinh chú, tâm phải định tĩnh chuyên nhất, nếu không sẽ khó đạt kết quả tuyệt đối.
Y đáp:
- Ngài vừa gõ chuông, thì tôi thấy có rất nhiều Thiên nhân, quỷ thần tụ hội, ngài vừa đọc chú lên thì có rất nhiều thiên chúng đồng quỳ xuống chắp tay nghe, có lúc họ đứng chắp tay nghe, còn có hai con rồng đang bay cũng đáp xuống, nằm trên đất lắng nghe. Ngài tụng xong rồi thì tất cả đều hành lễ mà đi, tôi chấn động quá nên bật khóc.
Quả đạt thì kể trong lúc tôi tụng chú, nơi địa ngục liền đình chỉ tất cả hình phạt trị tội. Toàn bộ kẻ thọ hình đều quỳ tại đó chắp tay hướng lên nghe Chú Đại Bi. Tụng chú xong, thì nơi địa ngục bắt đầu hành hình lại, nhưng mức độ giảm đi, người thọ hình chịu thống khổ cũng nhẹ hơn.
Nghe họ kể tự nhiên tâm tư tôi cao hứng, thế là tôi bảo Tiểu Phí:
- Giữ giới chẳng phải chỉ là không sát sinh, không ăn thịt mà còn phải:Không làm các điều ác, siêng làm các điều lành, thành thật sám hối các tội nghiệp đã tạo trong quá khứ nữa.
Hễ bạn càng tinh tấn sửa tật tánh mình, thì âm thanh tụng chú biến chuyển càng vang xa và chúng sinh đến nghe kinh càng đông! Tụng kinh là như vậy đó! Tụng chú là nương sức mạnh của chú làm tiêu tội nghiệp, quỷ thần Thiên nhân nghe rồi lập tức cũng tiêu định nghiệp của họ.
Tụng kinh ắt có thể khiến chúng sinh hiểu đạo lý, biết sai hối lỗi, vĩnh viễn dứt vô minh. Người tu hành chân chính tụng kinh, sẽ khiến Thiên nhân nghe được tăng thọ, quỷ thần sớm ra khỏi ác đạo chuyển sinh vào cõi lành. Hễ ai không làm các điều ác, luôn làm các điều lành, thì khi tụng kinh trì chú sẽ chiêu cảm vô lượng công đức.
Nếu người tham sân si nặng hoặc không giữ giới mà tụng kinh trì chú thì chưa thể đạt được những cảm ứng vi diệu đến mức đó. (Xong dù sao cũng tốt hơn là không tụng )
Lúc đó tôi mới trì giới, thời gian bỏ mặn ăn chay chưa được lâu, cho nên chỉ tụ tập được nhiều thiên nhân, quỷ thần đến nghe chú. Nếu như tôi tu hành tốt, ắt sẽ có vô lượng chúng sinh đến nghe kinh, thọ ích. Hơn nữa trong lúc tụng kinh chú, tâm phải định tĩnh chuyên nhất, nếu không sẽ khó đạt kết quả tuyệt đối.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh
Nghiên cứu
Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?
Nghiên cứu
Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt
Nghiên cứu
Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?
Nghiên cứu
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.
Xem thêm