Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/08/2013, 09:07 AM

Vài dòng tham khảo về đức Phật Taṇhaṅkara qua tiếng Pāḷi và tiếng Phạn

Trong hệ thống vũ trụ của chúng ta có vòng xoay kiếp để giải thích một vị Phật ra đời và một số đặc điểm cụ thể để phân biệt từ vị Phật này sang những vị Phật khác. Theo quan niệm Phật giáo một vòng xoay kiếp được chia thành bốn giai đoạn

Ai là Đức Phật Taṇhaṅkara?

वन्दे  तण्हङ्करं  बुद्धं | Vande Taṇhaṅkaraṃ Buddhaṃ | Tôi đảnh lễ Đức Phật Taṇhaṅkara.

Vande là động từ được chia theo ngôi thứ nhất số ít từ động từ căn root (√ vand + a ; √ वन्द् + अ) ở thì hiện tại trong tiếng Pāḷi. Vande (वन्दे) có nghĩa: Tôi cúi xuống, tôi chào, tôi tỏ lòng kính trọng, tôi đang dâng lòng thành kính của tôi.  

Chữ Vande viết một mình là một hình thức sử dụng không có dùng đại từ tương ứng (Tôi) đi kèm và Vande Aham (viết theo cách không nối âm); (वन्दे अहं). Vande 'Ham (viết theo cách nối âm); (वन्दे हं). Aham Vande (अहं वन्दे) là hình thức được sử dụng với đại từ tương ứng (tôi; Aham; अहं).

Từ vanda được hình thành bằng cách thêm chữ a (tiếp vĩ ngữ, âm đuôi) vào phía sau động từ căn hay gốc động từ √vand. Vanda (वन्द) có nghĩa là: khen ngợi, ca ngợi, ca tụng, tán tụng, tán dương, làm vinh danh, tôn thờ, kính viếng, chào, tỏ lòng tôn kính, kính trọng, ban vinh dự cho, cúi xuống ... 
 Ảnh mang tính minh họa.

Từ taṇhā trong tiếng Pāḷi theo nghĩa đen có nghĩa là " thèm khát, khao khát " và nó thường được dịch chung như là sự thèm muốn, lòng khao khát hoặc ao ước, mong muốn. Taṇhā (Devanāgarī: तण्हा) là một danh từ giống cái hay thuộc về nữ tính. Từ đồng nghĩa của nó trong tiếng Phạn là Tṛṣṇā (Devanāgarī: तृष्णा).

Taṇhā / Tṛṣṇā được biết như là một nguyên nhân chính trong sự phát sinh của khổ (Pāli, Devanāgarī: दुक्ख). 'Khổ' (Phạn, Devanāgarī: दुःख) mà Siddhartha Gautama Buddha (Phạn, Devanāgarī: सिद्धार्थ  गौतम बुद्ध)  đã dạy trong Tứ Diệu Đế của Ngài (Pāli: Cattāri ariyasaccāni, Devanāgarī: चत्तारि अरियसच्चानि. Phạn: Catvāri āryasatyāni, Devanāgarī: चत्वारि  आर्यसत्यानि). 

Taṇhā / Tṛṣṇā được biết như là một nhân duyên trong trong Thập Nhị Duyên (Pāli: paticcasamuppàda, Devanāgarī: पटिच्चसमुप्पाद. Phạn: Duyên khởi, Devanāgarī: प्रतीत्यसमुत्पाद).

Trong Phật giáo có ba loại taṇhā (Ái, ham muốn): 

Kama-taṇhā (काम – तण्हा: Dục ái).

Rupa-taṇhā (रूप – तण्हा: Sắc ái) hoặc Bhava-taṇhā (भव - तण्हा : Hữu ái). 

Arūpa-taṇhā (अरूप – तण्हा: Vô sắc ái) hoặc Vibhavataṇhā-taṇhā (विभव – तण्हा: Đoạn ái).

Và ba chất độc của taṇhā (Ái, ham muốn, thèm khát): 

Moha hoặc Avijjā (Pāli, Devanāgarī: मोह, अविज्जा; Vô minh, ảo giác, Si ). Moha hoặc Avidyā (Phạn, Devanāgarī: मोह, अविद्या; Vô minh, ảo giác, Si). 

Lobha (Pāli, Devanāgarī: लोभ; Tham). Rāga (Phạn, Devanāgarī: राग; Tham ). 

Dosa (Pāli, Devanāgarī: दोस; Sân). Dveṣa (Phạn, Devanāgarī: द्वेष; Sân).

Kama-taṇhā hoặc Kama-tṛṣṇā có nghĩa là: lòng ham mê xác thịt. 

Rūpa-taṇhā hoặc Rupa-tṛṣṇā hoặc Bhava-taṇhā (भव - तण्हा), Bhava-tṛṣṇā (भव - तृष्णा) có nghĩa là:  lòng ham muốn sự tồn tại. 

Arūpa-taṇhā hoặc Arūpa-tṛṣṇā hoặc Vibhavataṇhā-taṇhā (विभव - तण्हा), Vibhavataṇhā-tṛṣṇā (विभव - तृष्णा) có nghĩa là: lòng ham muốn không có sự tồn tại hay hủy diệt. 

Moha or Avijjā, Lobha, Dosa, có nghĩa là: Thiếu hiểu biết, Gắn buộc,  Ác cảm hoặc Lẫn lộn, hoang mang, ảo tưởng | Ham muốn, đam mê, tham lam | Tức giận, gây hấn, thù hận.

Theo bảng biến cách của Taṇhā ở dạng nữ tính, Taṇhaṃ là đối cách số ít. Taṇhaṅkaraṃ (तण्हङ्करं) hay Taṇhaṃkaraṃ (तण्हंकरं) là từ ghép từ hai chữ: Taṇhaṃ (तण्हं) + karaṃ (करं). 

Kara (कर) là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ a và Karaṃ (करं) là đối cách số ít của nó. Kara là danh từ trừu tượng qua cấu trúc ghép của nó như sau: √Kar (làm) + a (tiếp vĩ ngữ). Kara có nghĩa là: đang làm, thực hiện, biểu diễn, làm cho, người hành động, một bàn tay, một tia chiếu, thuế, vòi của một con voi…

Buddha là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ a và Buddhaṃ là đối cách số ít của nó. Đức Phật là người đã giác ngộ chân thực và tự giải thoát. 

Taṇhaṅkara là một người đã luôn khắc phục  tham, sân và si, bằng sự thực hành của chính mình qua sự nhận thức rõ ràng và đã đạt đến sự tiêu diệt tận gốc của những vết thèm khát (rāgavāsanā; रागवासना), các vết hận thù (dveṣavāsanā; द्वेषवासना), các vết thiếu hiểu biết (avidyāvāsanā; अविद्यावासना), hoặc chấm dứt lòng ham muốn (rāgakkhayo; रागक्खयो) dập tắt lòng căm ghét (dosakkhayo; दोसक्खयो), làm tan vỡ lòng ảo tưởng (mohakkhayo; मोहक्खयो).

Đây là một sự do trau giồi mà đạt được của Phật và đó là lý do tại sao trong Aṭṭhavīsati paritta (अट्ट्हवीसति परित्त), tên của "Đức Phật đầu tiên" được tiết lộ ra qua Siddhartha Gautama, là Taṇhaṅkara và người ta tỏ lòng tôn kính Ngài như một anh hùng vĩ đại trong những câu ca tụng bằng tiếng Pāli như sau: 

तण्हङ्करो  महावीरो | Taṇhaṅkaro mahāvīro | Taṇhaṅkaro là anh hùng vĩ đại. Taṇhaṅkaro là chủ cách số ít của Taṇhaṅkara và Mahāvīro cũng là chủ cách số ít của Mahavira (महावीर). Từ Maha (मह) hoặc Mahā (महा) trong tiếng Pali và tiếng Phạn có nghĩa là: to lớn, vĩ đại, cao quý, cao cả, cao thượng, tuyệt vời, vượt trội, tối cao, lớn, to ...

Từ Vira (वीर) trong tiếng Pāḷi và tiếng Phạn có nghĩa là: dũng cảm, anh hùng, hùng mạnh khác thường, người đàn ông dũng cảm hay nổi tiếng, chiến binh, người dẫn đầu... Viro (वीरो) là chủ cách số ít của của Vira. Theo: en.wikipedia.org và fr.wikipedia.org. Taṇhaṅkara Đức Phật đã là một vị quốc vương vạn năng và con của vua Sunandha (सुनन्ध), và Nữ hoàng Sunandhā (सुनन्धा). Bodhirukka của Ngài (बोधिरुक्क) hoặc cây giác ngộ của Ngài được biết qua tên Rukkaththana (रुक्कथ्थन). Taṇhaṅkara Đức Phật đã sống trong một thời gian rất lâu trước thời kỳ của Đức Phật Siddhartha Gautama.

Trong hệ thống vũ trụ của chúng ta có vòng xoay kiếp để giải thích một vị Phật ra đời và một số đặc điểm cụ thể để phân biệt từ vị Phật này sang những vị Phật khác. Theo quan niệm Phật giáo một vòng xoay kiếp được chia thành bốn giai đoạn như sau:

1) Samvatta-kappa (Pāḷi),(Devanāgarī: सम्वत्त-कप्प). Saṃvartakalpa (Sanskrit), (Devanāgarī: संवर्तकल्प): Hoại Kiếp. 

2) Samvattatthāyī-kappa (Pāḷi), (Devanāgarī: सम्वत्तत्थायी-कप्प). Saṃvartasthāyikalpa (Sanskrit),( Devanāgarī: संवर्तस्थायिकल्प): Không Kiếp.

3) Vivatta-kappa (Pāḷi), (Devanāgarī: विवत्त-कप्प). Vivartakalpa (Sanskrit), (Devanāgarī: विवर्तकल्प): Thành Kiếp.

4) Vivattatthāyī-kappa (Pāḷi), (Devanāgarī: विवत्तत्थायी-कप्प). Vivartasthāyikalpa (Sanskrit),( Devanāgarī: विवर्तस्थायिकल्प): Trụ Kiếp.

Kalpa trong tiếng Phạn (Devanāgarī: कल्प), Kappa tiếng Pali (Devanāgarī: कप्प) có nghĩa là một khoảng thời gian có thể dài vô hạn hoặc một thời đại, niên kỷ. Kiếp là khoảng thời gian giữa hình thành và tái tạo khác nhau và của một thế giới hay vũ trụ.

Có 3 loại Kalpa: 

Antara kalpa (Phạn, Devanāgarī: अन्तर कल्प), Antara kappa (Pāḷi, (Devanāgarī: अन्तर कप्प; kiếp nhỏ, tiểu kiếp).

Asankhyeya Kalpa, (Phạn, Devanāgarī: असन्ख्येय कल्प), Asankheyya Kappa, (Pāḷi, Devanāgarī: असन्खेय्य कप्प; trung kiếp).

Maha Kalpa (Phạn, Devanāgarī: मह कल्प), Maha Kappa (Pāḷi, Devanāgarī: मह कप्प; kiếp lớn, đại kiếp).

Nhìn thấy thế giới thay đổi bởi dòng thời gian qua đi đánh dấu sự trãi qua của cuộc sống con người. Có cái mới, cái cũ và cái mới thật sự, cái thật sự cũ trong lịch sử khác nhau của thế giới. Mỗi khi thời gian đi qua, nó báo hiệu cho một sự thay đổi khái niệm về thời gian, giúp cho người ta hướng về phía trước và nhận ra tất cả mọi thứ trong cuộc sống một cách rõ ràng và mục đích của họ.

Qua cách nhìn những gì xác định cho các nội dung và phẫm chất của cuộc sống con người trong hàng triệu năm trước đây cho thấy rằng con người phát triển theo kiến thức và sự hiểu biết của họ về tổ chức qua kinh nghiệm thực tế và giúp đỡ cho những người khác tìm thêm ý nghĩa và ý thức hơn về hạnh phúc trong cuộc sống của họ.

Quá trình tiến hóa của con người từ hàng triệu năm trước đây và bước tiến triển của nhân loại bắt đầu từ sự xuất hiện đầu tiên của tổ tiên con người, họ đã dùng lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Nếu có một lịch sử của con người xuất hiện trên trái đất về hàng triệu năm và chúng ta đi trở ngược về dòng thời gian qua nhiều kiếp khác nhau, chúng ta sẽ thấy trong lịch sử nhân loại của chúng ta đã có 28 vị Phật, trong vòng xoay kiếp của nhiều thời đại khác nhau.

28 vị Phật là con người bình thường. Họ không thoát ra khỏi những đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Khi tuổi già, bệnh tật, cái chết trở thành một nỗi đau khổ phổ quát trong đời sống con người và nó là một sự vô thường không thể tránh khỏi. 

Những vị Phật tương lai này đã bắt đầu tìm đạo và cố gắng kiếm cách để thoát ra khỏi khổ đau bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và mang khả năng ứng dụng thực tế của họ qua trí tuệ và từ bi để dẫn đến sự giải thoát tối cao cho tất cả chúng sinh ra ngoài đau khổ trong cuộc sống toàn thể này.

Kính bút,
TS Huệ Dân
Nguồn: buddhasa.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm