Thứ sáu, 31/01/2025, 21:40 PM

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân

Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.

Theo sử sách, chùa Bằng được xây dựng từ rất lâu đời, tuy nhiên niên đại chính xác vẫn còn là điều bí ẩn do thất lạc tài liệu sử sách. Dấu tích lịch sử rõ ràng nhất hiện nay là tấm bia “Tu tạo Linh Tiên tự bi ký” được khắc vào tháng 11 năm Đinh Tỵ niên hiệu Hoằng Định thứ 18 (năm 1617) được lưu giữ tại chùa thì chùa được trùng tu do Thiền sư Huệ Nguyên - Nguyễn Văn Tông chủ trì.

Trải qua thời gian từ khi hình thành, tồn tại và phát triển, những năm tháng chiến tranh tàn phá ác liệt nhưng chùa Linh Tiên vẫn còn lưu giữ được một số công trình kiến trúc nghệ thuật chính như tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, khu tháp mộ. Đó là những minh chứng cho sự ra đời và tồn tại của ngôi chùa này.

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  1
Chùa Bằng hay còn gọi là chùa Linh Tiên, là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm. (Ảnh: Phương Linh)
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  2
Chùa Bằng không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể quý giá như: Các nghi lễ Phật giáo truyền thống, Kho sách cổ…Hiện nay, chùa Bằng là Trung tâm Hoằng Pháp phía Bắc của Ban Hoằng pháp giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Phương Linh)
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  3

Tòa thượng điện là công trình chính của toàn bộ cảnh quan chùa nơi đây gọi là thượng điện hay chính điện thờ Tam bảo. Trong quá trình trùng tu đã phát hiện cách xây dựng độc đáo của tiền nhân với hệ thống “móng treo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng có hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ XV, XVI. Tuy năm 1945 có trùng tu lại sau chiến tranh, nhưng đó chỉ thay phần mái gỗ lợp ngói thành bê tông còn hệ thống tường móng giữ nguyên của đợt đại trùng tu theo bia “Linh Tiên tự ký” (tạo năm 1654). Hiện nay, rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu có hệ thống “móng treo” như ở chùa Bằng. (Ảnh: Phương Linh).

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  4

Vườn chùa hiện còn 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ: Linh Quang thờ Thiền sư Tính Tuyên; Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu - Trí Điển. (Ảnh: Phương Linh).

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  5

Điều đặc biệt ở chùa Bằng phải kể đến công trình Bảo tháp Báo Ân độc đáo, công trình này mới được xây dựng năm 2004 nhân kỷ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa (1654 - 2004), được xây dựng với diện tích là 1.500m2 sân chùa. Tháp đã được xếp kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007 và được xác lập kỷ lục lần 2 năm 2010 là Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam. Bên trong tháp tôn trí 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá, nhằm thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng trong giáo pháp của Đức Thế Tôn. (Ảnh: Phương Linh).

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  6

Bên cạnh tháp là hình ảnh 18 pho tượng La hán ngồi thẳng hàng, rất sinh động và rõ nét. Mỗi tượng đều thể hiện đầy đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau về những nỗi đau, sự khổ ải đè nặng lên kiếp sống hàng ngày của chúng sinh đang trầm luân trong luân hồi sinh tử. Đặc biệt, những pho tượng này được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La hán chùa Tây Phương, ngôi chùa cổ ở Việt Nam - Hà Nội và đó cũng chính là những vị Đại Đệ tử Phật qua các đời, theo sự truyền đăng của Thiền Tông. (Ảnh: Phương Linh).

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  7
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  8

Quan Âm viên được tôn trí bởi 45 pho tượng khác nhau: chính thân, 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Tất cả nhằm nói lên tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm cho tất cả chúng sinh trong thế giới này. Những pho tượng này giúp cho chúng ta được thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay. (Ảnh: Phương Linh).

Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  9
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  10
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  11
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  12
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  13
Vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội dịp đầu xuân  14

Đến chùa Bằng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, cầu nguyện bình an mà còn có cơ hội được tìm hiểu về giá trị văn hóa truyền thống và trải nghiệm không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa phố thị. (Ảnh: Phương Linh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây

Chùa Việt 14:00 13/04/2025

Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.

Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu

Chùa Việt 10:09 10/04/2025

Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc

Chùa Việt 19:38 08/04/2025

Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Việt 11:50 08/04/2025

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo