Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt ở Lào
Đạo Phật của người Việt ở Lào là chỗ dựa tinh thần cho người Việt trong cuộc sống mưu sinh ở Lào. Ngôi chùa Việt ở Lào không chỉ là nơi mang lại sự bình an cho người sống, mà còn là nơi yên nghỉ của bao thế hệ người Việt ở Lào.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Sách Phật giáo
Nhà sư vừa là bạn an ủi mỗi khi gặp trắc trở trong cuộc sống, vừa là người tiếp dẫn khi nhắm mắt xuôi tai, từ giã cõi trần. Đạo Phật là nhịp cầu để đưa người Việt ở đây về với cội nguồn dân tộc. Ngôi chùa là nơi hội tụ hồn thiêng dân tộc, không giống như chùa Lào, chùa Việt Nam ở Lào không chỉ thờ Phật mà còn thờ các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì dân tộc.
Với điều kiện văn hóa – xã hội đặc thù nơi vùng đất mới, Phật giáo của người Việt ở Lào thừa kế truyền thống văn hóa của Phật giáo Bắc tông Việt Nam, vừa giao lưu, tiếp nhận đặc trưng văn hóa Phật giáo Nam tông Lào. Qua đó, có thể đồng hành cùng người Việt ở Lào, góp phần xây dựng sự cố kết trong cộng đồng và tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng cư dân bản địa.
Cuốn sách "Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt ở Lào" là công trình nghiên cứu bậc tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Thoàn, một tu sĩ có gần 10 năm sinh sống tại chùa Phật tích ở thủ đô Vientiane (Lào).
Công trình hệ thống khá toàn diện văn hóa Phật giáo được thể hiện rõ nét trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt đang sinh sống tại Lào; phản ánh khá đầy đủ bức tranh sống đạo và hành đạo của tăng ni, Phật tử ở Lào, trên khắp nhiều vùng miền của đất nước Lào như Luang Phabang, Vientiane, Savannakhet, Champasak...
Cộng đồng người Việt sinh sống ở Lào đã tiếp nhận văn hóa Phật giáo Nam tông Lào, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập văn hóa - xã hôi mới ở Lào.
Trong quá trình du nhập và phát triển ở Lào, Phật giáo Bắc tông Việt Nam đã diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Phật giáo Nam tông của người Lào.
Theo công trình nghiên cứu, tính thời điểm hiện tại, trên khắp đất nước Lào, hiện có khoảng 12 ngôi chùa Phật giáo Bắc tông Việt Nam và một ngôi tịnh xá của hệ phái Khất sĩ Việt Nam.
Về lịch sử hình thành và phát triển, dựa trên các biên bản phỏng vấn và cứ liệu khảo cứu, một trong những ngôi chùa Việt cổ nhất ở Lào là chùa Bảo Quang ở Savannakhet, sau đó là chùa Diệu Giác (xây dựng năm 1932).
Tác giả cuốn sách nhận định rằng, đạo Phật của người Việt ở Lào là chỗ dựa tinh thần cho người Việt trong cuộc sống mưu sinh ở Lào.
Chia sẻ về tác phẩm này, Thượng tọa Thích Minh Quang - Trụ trì chùa Phật Tích - Vientiane, Lào; Trưởng Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào chia sẻ:
"Đọc hết tác phẩm, tôi vui mừng vì công trình này đã hệ thống lại khá toàn diện văn hóa Phật giáo được thể hiện rõ nét trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt đang sinh sống tại Lào; đã phản ánh khá đầy đủ bức tranh sống đạo và hành đạo của tăng ni, Phật tử ở Lào, trên khắp nhiều vùng miền của đất nước Lào như Luang Phabang, Vientiane, Savannakhet, Champasak, Trong bối cảnh cộng cư lâu dài với người Lào, cộng đồng người Việt sinh sống ở Lào cũng đã tiếp nhận văn hóa Phật giáo Nam tông Lào, đưa đến sự biến đổi, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập văn hóa - xã hội mới ở Lào của cộng đồng người Việt. Đó là một tất yếu của lịch sử, cũng là một trong những nhân tố quan trọng đã tạo điều kiện thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa hai quốc gia Việt - Lào trong lịch sử, cũng như thời gian tới.
Mặt khác, tôi cũng hy vọng công trình này sẽ góp phần quan trọng vào việc làm tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan chức năng của Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có những chính sách thích hợp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa của Phật giáo Bắc tông đối với cộng đồng người Việt ở 4 tỉnh, thành phố nêu trên nói riêng và cả nước Lào nói chung.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả, tăng ni Phật tử đang sinh sống tại Việt Nam và tại Lào công trình khoa học có ý nghĩa này".
Tác giả Nguyễn Văn Thoàn sinh năm 1980 tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM; hiện là chánh thư ký Ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Lào. Từ năm 2005 đến nay, tác giả này đã có nhiều bài viết, công trình được công bố trên các tạp chí khoa học.
Năm 2019, tác giả - vốn là tu sĩ có gần 10 năm sinh sống tại chùa Phật Tích ở Vientiane, đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành Văn hóa học tại Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm