Văn khấn cúng rằm tháng Chạp âm lịch chuẩn nhất
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm với nhiều lễ cúng quan trọng như cúng Rằm tháng Chạp, cúng Táo quân, cúng Tất niên cuối năm, cúng giao thừa đón năm mới... Rằm tháng Chạp Phật tử có nhiều nghi lễ nhằm tạ ơn tổ tiên và mong điều may mắn, bình an cho gia đình khi sắp kết thúc một năm.
Tháng Chạp là tháng cuối cùng của một năm, nhân dân và Phật tử thường có nhiều nghi lễ cúng nhằm tạ ơn tổ tiên và cầu xin điều may mắn, bình an cho gia đình trong một năm mới sắp tới. Cúng rằm tháng Chạp là một trong ba lễ cúng quan trọng trong tháng cuối cùng của năm mà bất cứ nhà nào cũng phải chuẩn bị thật chu đáo.
Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng trong năm âm lịch
Ngày rằm (ngày Vọng) là thời điểm người dân dâng lễ để tưởng nhớ tổ tiên, ngoài ra còn thể hiện mong muốn đẩy lùi những điều xấu xa và cầu mong may mắn, bình an cho gia đình. Về việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp khi nào thì tốt, điều này không có quy định rõ ràng nhưng thường không nên tiến hành lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp, chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối.
Trong lễ cúng rằm tháng Chạp, ngoài việc chỉn chu trong mâm lễ cúng, chỉn chu về tác phong của người cúng, cái tâm của người cúng thì một điều vô cùng quan trọng đó chính là bài khấn rằm tháng Chạp.
Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào?
Năm nay, rằm tháng Chạp rơi vào ngày thứ Tư (nhằm ngày 27/1/2021). Vì rơi vào ngày trong tuần thế nên các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng trước để tránh quên hoặc bỏ sót. Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Chạp
Cúng rằm thường không quá cầu kỳ, giống các nghi thức khác lễ này cần chuẩn bị hai phương diện: đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh. Đồ cúng rằm tháng Chạp cũng tương tự như các ngày rằm khác trong năm, nếu có thay đổi thì chỉ là một số chi tiết nhỏ không quá quan trọng.
Về đồ lễ, gia đình nào đơn giản chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch, nến và mâm cỗ chay đơn giản. Hiện nay, quả Phật thủ rất được ưa chuộng, bày ban thờ tươi lâu và ý nghĩa lại tốt đẹp; ngoài ra, có thể sử dụng các loại quả thông thường như táo, cam, dưa hấu, chuối…. Các loại hoa thường dùng là hoa huệ và hoa cúc - hai loài hoa được coi là có ý nghĩa tâm linh đặc biệt.
Gia đình nào muốn tươm tất hơn thì bày biện mâm cỗ chay gồm các món ăn không cầu kỳ sang trọng, chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp: Ban Thổ Công cùng chư vị thần khác
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là: …
Ở tại: …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … , gặp tiết Rằm tháng Chạp, Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).
Văn khấn cúng rằm tháng Chạp: Ban Gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: …
Ở tại: …
Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc
Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Xem thêm