Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/01/2019, 18:29 PM

10 điều cần biết về nghi lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo. Khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình đều nên chú ý để cúng đúng nghi thức, giúp tài lộc hanh thông như cách chuẩn bị mâm cỗ cúng, đặt mâm cúng ở đâu, về thời gian, địa điểm cũng như bài khấn...

 1. Tại sao phải cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo quân về chầu trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong suốt một năm. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật cúng ông Táo về trời.

Ngày 23 tháng Chạp gắn với sự tích hai ông, một bà.

Ngày 23 tháng Chạp gắn với sự tích hai ông, một bà.

Bài liên quan

Ba vị Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Khi sang đến Việt Nam, ba vị thần đó đã được Việt hóa thành sự tích "Hai ông một bà" và ba vị thần đó là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Tích kể như sau:

"Xưa kia, nàng Thị Nhi có chồng tên là Trọng Cao. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc nhưng mãi mà hai người không có con. Dần dà, Trọng Cao trở nên cọc cằn, hay kiếm chuyện để dằn vặt người vợ của mình.

Một hôm,Trọng Cao đã ra tay đánh Thị Nhi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ và đuổi nàng đi. Nhi bị chồng đuổi, đã lang thang đến một xứ khác và gặp Phạm Lang. Sau đó, hai người phải lòng nhau rồi sau đó kết thành vợ chồng.

Sau khi vợ bỏ đi, Trọng Cao cảm thấy quá ân hận vì hành động của mình nên đã rời xứ tìm vợ. Đến lúc hết gạo, hết tiền, Trọng Cao trở thành kẻ ăn xin dọc đường. Duyên số run rủi, Trọng Cao lại vào ăn xin đúng nhà của vợ cũ - Thị Nhi và Phạm Lang.

Ngay khi chồng cũ của mình bước vào, Thị Nhi sớm nhận ra nên nàng đã mời vào nhà, nấu cơm mời chồng cũ ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà nên Trọng Cao phải trốn ở đống rơm.

Đến tối, khi muốn hun rơm để bón ruộng, Phạm Lang đã châm lửa đốt đống rơm. Thấy chồng cũ gặp nạn, Thị Nhi liền nhảy vào cứu nhưng không kịp. Thương vợ, Trọng Cao cũng nhảy vào.

Sau khi chết, Ngọc hoàng thượng đế thấy cả ba người đều sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Táo Quân, chuyên trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình". 

Sự tích ông Công ông Táo gắn với nghĩa tình phu thê.

Sự tích ông Công ông Táo gắn với nghĩa tình phu thê.

Bài liên quan

Theo quy định, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, còn những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

2. Không cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này và tuyệt đối không được chậm trễ.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

3. Năm nay nên cúng ông Táo trước 11h trưa ngày 23 tháng Chạp 

Bộ 3 mũ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Bộ 3 mũ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Đặc biệt, ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Ất Sửu nên gia chủ cúng vào giờ Canh Thìn (7h sáng), giờ Tỵ (9h sáng) và đặc biệt phải cúng trước 11h trưa là tốt nhất.

Hay như năm trước, năm 2018, nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, 2 ngày tốt mà gia chủ có thể thắp hương cúng ông Táo là ngày: 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) và 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn).

4. Cúng ông Công ông Táo ở nhà thuê như thế nào?

Nếu đi thuê nhà, có cần cúng ông Công ông Táo hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Để lí giải cho vấn đề trên, chuyên gia phong thủy Thiên Luân cho biết, nếu không cúng nhập trạch khi thuê nhà thì người thuê nhà không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo dịp 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy trên cũng thông tin thêm, việc thờ cúng là vấn đề tâm linh. Và "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên việc có cúng hay không, tùy thuộc vào ý nguyện cũng như điều kiện, hoàn cảnh của người thuê nhà.

Nếu các bạn sinh viên, hộ gia đình thuê nhà trọ có ở chung với chủ nhà thì việc cúng ông Công ông Táo cũng không nhất thiết, nhất là khi chủ nhà bên cho thuê đã làm lễ cúng cho nhà của mình.

5. Cúng ông Táo ở đâu?

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp. Gia đình có thể đặt bàn thờ ông Táo bên cạnh hoặc phía bên trên bếp. Điều đó thể hiện tín ngưỡng thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Bàn thờ cúng ông Công ông Táo.

Bàn thờ cúng ông Công ông Táo.

Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hơn rất nhiều, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo nên thường gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính.

6. Cúng ông Công nên đặt mâm lễ cúng trên bàn thờ chính

Nhiều người quan niệm ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà. Do đó, mâm cỗ cúng ông Công vào ngày 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà.

7. Không nên khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

8. Chuẩn bị đồ cúng 

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Người miền Nam thường cúng ông Táo bằng trái cây, xôi chè.

Người miền Nam thường cúng ông Táo bằng trái cây, xôi chè.

Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ, hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

9. Cúng ông Công ông Táo nên có thêm cá chép

Ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, hai mũ Táo ông, một mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài thì trên mâm lễ cúng 23 tháng Chạp, vật cúng không thể thiếu nữa là cá chép.

Cá chép đỏ là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo.

Cá chép đỏ là một trong những lễ vật cúng ông Công ông Táo.

Theo phong tục ở miền Bắc, người dân còn cúng cá chép còn sống để các Táo có phương tiện về chầu trời, với ngụ ý "cá chép hóa rồng". Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được "phóng sinh", tức thả ra ao hồ hay ra sông.

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do công việc bận rộn kèm theo điều kiện hoàn cảnh không cho phép nên nhiều gia đình lựa chọn cá chép bằng vàng mã để làm lễ vật cúng ông Công ông Táo.

10. Không thả cá chép từ trên cao

Thả cá chép nhẹ nhàng và đừng xả rác ra môi trường.

Thả cá chép nhẹ nhàng và đừng xả rác ra môi trường.

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Bài văn cúng ông Táo phổ biến nhất:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chính phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ con là: 

Ngụ tại: 

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, bách sự hanh thông. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm