Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/11/2020, 11:13 AM

Vẫn mãi sáng ngời Như Ngọc

Mùa thu tuổi 83, khi đến Khánh An, cầm tay con Ni trưởng nói: “Con lên thăm thầy lần cuối rồi về chết”. Con biết rõ bệnh tình của Ni trưởng nên con hiểu câu nói đó là câu nói thật. Ni trưởng mỗi ngày niệm cái chết như người ta niệm Phật. Sáng nay thì Ni trưởng đã thực hiện “lời hứa” đó.

Kính Ni trưởng Như Ngọc!

Nhớ lại mấy chục năm trước, lúc còn là học tăng, mỗi lần gặp, Ni trưởng dúi vào tay mấy chục ngàn để gọi là “gửi thầy đóng tiền học”. Ngày con về Khánh An, chẳng có gì ngoài vài bộ đồ và mấy tủ kinh sách, phần còn lại: nồi, xoong, chảo, gạo, mì, bàn ghế và cả chiếc giường ... Ni trưởng trực tiếp đi mua sắm.

Thượng tọa Thích Trí Chơn thăm hỏi Ni trưởng Như Ngọc.

Thượng tọa Thích Trí Chơn thăm hỏi Ni trưởng Như Ngọc.

Tiếng chuông chánh niệm: Chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mỗi lần lên Khánh An là mỗi lần chiếc xe Ni trưởng chở đồ như đi cứu trợ, giúp đỡ thầy trò chúng con. Có lần lên thăm, thấy con nằm trên giường bệnh, Ni trưởng đẩy con lên xe đưa thẳng vào bệnh viện. Vắng chùa, Phật tử nhốn nháo không biết con bệnh mà đi đâu tới  mấy ngày liền. 

Ngày Bổn sư con viên tịch, con cảm tưởng như Ni trưởng mang cả chùa Phổ Đà về lo tang lễ. Một chiếc xe 30 chỗ ngồi chật kín chư ni, nối theo đó là hai chiếc xe tải chở đồ hậu cần để phục vụ tang lễ. Rồi tuần 49 ngày, rồi lễ tiểu tường cũng đều như vậy. 

Năm 2000, lần đầu tiên trong đời tu, ngồi trên bục giảng trước hàng trăm vị Ni tại chùa Phổ Đà. Xong pháp thoại, Ni trưởng không nói gì chỉ mỉm cười đề nghị: “Thầy gắng sắp xếp thời gian giảng đủ 3 tháng mùa hạ cho chư Ni nhé”. 

Cuộc vô thường với bao cung bậc thăng trầm, đất Khánh An có lẽ là nơi Ni trưởng trút lại tất thảy những buồn vui, thuận nghịch. Dù ai nhìn nhận thế nào nhưng với con thì, công hạnh của Ni trưởng vẫn mãi sáng ngời Như Ngọc không chút mảy may trần cấu. 

Thế rồi, năm tháng dần dà, thân tâm bì quyện, Ni trưởng không đi đâu nữa, chỉ có con thỉnh thoảng đến Phổ Đà thăm người. 

"Giờ thì Ni trưởng đã về thu xếp lại sau một kiếp rong chơi. Con thì vẫn ở lại đời với những ngày còn lại đùa vui với thinh sắc".

Chân dung 10 vị đại đệ tử của Đức Phật

Mùa thu năm ngoái, tuổi đã 83, chân đã không còn bước đi nổi, Ni trưởng vẫn đến Khánh An, cầm tay con Ni trưởng nói: “Con lên thăm thầy lần cuối rồi về chết”. Con biết rõ bệnh tình của Ni trưởng nên con hiểu câu nói đó là câu nói thật. Ni trưởng mỗi ngày niệm cái chết như người ta niệm Phật. Sáng nay, Ni trưởng đã thực hiện “lời hứa” đó.

Giờ thì Ni trưởng đã về thu xếp lại sau một kiếp rong chơi. Con thì vẫn ở lại đời với những ngày còn lại đùa vui với thinh sắc. 

Hẹn gặp Người nơi vô sinh bất diệt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm