Thứ ba, 26/11/2019, 19:00 PM

Giáo lý Tứ Diệu Đế hiện diện trong truyện Kiều

Ðạo Phật khi nói đến khổ chính là đang vẽ lại bức tranh hiện thực mà cuộc đời vốn sẵn có. Cái sẵn có ở đây, thế nhân từ bao đời cũng tốn biết bao nhiêu giấy mực để nghiên cứu và tìm hiểu. Nhưng chỉ hiểu mơ hồ mông lung...

 >>Nghiên cứu tư liệu

Người đời thấy khổ khi phải tiếp cận với nó để rồi than khóc rầu buồn mà vẫn không dứt ra được lòng chấp chặt theo nhân tình thế sự. Nguồn gốc sâu xa của khổ được giáo lý nhà Phật đề cập tới trong Tứ Ðế rất rõ ràng và khúc chiết. Sở dĩ có đau khổ (khổ đế) là vì đã gây ra nguyên nhân khổ đau (tập đế). Ngược lại cũng thế, sở dĩ có quả vị Niết ban an vui (diệt đế) vì đã thực hành theo phương pháp chánh đạo (đạo đế).

Nếu khổ đế của Phật giáo là chơn lý nói về cơ cấu khổ đau của con người: oán tăng hội (thù oán mà phải gặp), ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải xa lìa), cầu bất đắc (mong cầu mà không được) v.v. thì hình ảnh Kiều qua mười lăm năm gian truân chính là hình ảnh của khổ đế. Kết thúc truyện Kiều bằng hành động trầm mình, có nghĩa là thú nhận sự thất bại của con người và sự nghiệt ngã tất yếu dưới hình thức số và mệnh.

Nếu khổ đế của Phật giáo là chơn lý nói về cơ cấu khổ đau của con người: oán tăng hội (thù oán mà phải gặp), ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải xa lìa), cầu bất đắc (mong cầu mà không được) v.v. thì hình ảnh Kiều qua mười lăm năm gian truân chính là hình ảnh của khổ đế. Kết thúc truyện Kiều bằng hành động trầm mình, có nghĩa là thú nhận sự thất bại của con người và sự nghiệt ngã tất yếu dưới hình thức số và mệnh.

Bài liên quan

Triết lý về khổ xuất hiện rất đậm nét và đa dạng qua thi phẩm truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã xây dựng rất công phu về nhận vật Kiều. Và ông đã thành công khi biết xử dụng cả ngôn từ lẫn ý nghĩa của đạo Phật để làm nổi bật tính cách của nhân vật và cũng từ đó tác phẩm đã trở thành một kiệt tác trong thiên hạ. Mượn thân phận của người con gái, một thành phần hứng chịu nhiều bất công và đau khổ nhất của thời phong kiến xa xưa. Cái khổ ấy là do xã hội và con người mang lại cho nàng, nhưng sâu xa hơn hết, chính là do bởi nơi nàng tự chuốc lấy bao phiền muộn cho mình, để rồi phải chịu kiếp long đong truân chuyên qua mười lăm năm đoạn trường. Nguyên nhân tạo ra bao cảnh đoạn trường cho nàng là do ‘từ ái sanh ưu, từ ưu sanh khổ’ tình ái vốn là điều tất nhiên của con người, nhưng điều tất nhiên ấy đã khiến cho con người phải chìm nổi mãi trong sóng gió ba đào. Nếu Kiều không vì tấm lòng thương cảm một nấm mồ bên đường, không nặng mối tình si với chàng Kim và hơn thế nửa là tình thương của nàng đối với gia đình cha mẹ thì nàng có thể bước qua cuộc đời một cách ung dung tự tại hơn, trên bước đường phong trần dày dạn và chữ tình cũng đã bao lần chịu cảnh thương sâu khóc hận cho một kiếp hồng nhan.

‘Vẽ chi chút phận bèo mây

Làm cho bể ái khi đây khi vơi’

‘Hương càng đậm lửa càng nồng

Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu đen’.

Phật dạy: ‘Ai có một tình yêu thì có một đau khổ, một trăm tình yêu thì có một trăm đau khổ, và nếu ai không có tình yêu thì không có đau khổ’. Tình yêu đó là lòng chấp ngã, luyến ái mà chúng sanh muôn đời cột chặt. ‘Tu là cội phúc, tình là dây oan’.

Phật dạy: ‘Ai có một tình yêu thì có một đau khổ, một trăm tình yêu thì có một trăm đau khổ, và nếu ai không có tình yêu thì không có đau khổ’. Tình yêu đó là lòng chấp ngã, luyến ái mà chúng sanh muôn đời cột chặt. ‘Tu là cội phúc, tình là dây oan’.

Bài liên quan

Rõ ràng hai chữ tình ái đã buộc chặt nàng với Thúc Sinh rồi Từ Hải, cuộc đời nàng rơi vào ngõ cụt của trò đời ‘cởi ra rồi lại buộc vào như chơi’! Mấy phen những tưởng đã thoát ra được hang hùm miệng cọp nhưng rồi lại cứ mắc vào. Rồi trên bước đường dày dạn sương gió gặp được đấng anh hùng hào kiệt, tưởng đâu ngàn đời gắn bó để tìm chữ sắt son với đời, nào ngờ tình tri kỷ đã biến thành thiên trường hận, bên dòng sông Tiền Ðường, Kiều những muốn dứt cho rồi vòng dây oan nghiệt của kiếp người. Ðến đây, Kiều cũng đã trả xong giai đoạn của kiếp hồng nhan đa truân. Sợi dây tình ái cũng không buộc rằng nàng nữa, khi gặp lại Kim Trọng, tình xưa dẫu nặng, nhưng nghiệp ái thì lòng đã tắt lịm, từ đây cõi lòng nàng mới thực sự hưởng được những giây phút bình an nhất của cuộc đời.

‘Từ đây khép cửa phòng thu

Chẳng tu thì cũng như tu mới là’

Nếu khổ đế của Phật giáo là chơn lý nói về cơ cấu khổ đau của con người: oán tăng hội (thù oán mà phải gặp), ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải xa lìa), cầu bất đắc (mong cầu mà không được). thì hình ảnh Kiều qua mười lăm năm gian truân chính là hình ảnh của khổ đế. Kết thúc truyện Kiều bằng hành động trầm mình, có nghĩa là thú nhận sự thất bại của con người và sự nghiệt ngã tất yếu dưới hình thức số và mệnh.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác trong thơ văn.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác trong thơ văn.

Bài liên quan

Thật ra chính Kiều đã nuôi dưỡng ‘số và mệnh’ trong máu huyết của mình. Tiếng đàn bạc mệnh cứ ngân lên từ đầu cho đến cuối truyện. Từ khi nàng băng lối vườn khuya tìm Kim Trọng, khi gặp Thúc Sinh trước mặt Hoạn Thư, sau khi ôm thây Từ Hải khóc ngất và khi tái ngộ với người tình cũ. Khi Kiều dứt bỏ khổ đau thì đấy chính là lúc nàng tìm được giải thoát (diệt đế). Ở đây Phật giáo giúp ta soi chiếu rõ cuộc đời Kiều qua cung cách trình bày dưới ngòi bút Nguyễn Du. Vì ái nghiệp nên chúng sanh tự ràng buộc mình trong vòng đau khổ triền miên.

Ðạo Phật nói đến khổ không phải là khiến cho chúng ta buồn chán mà xa lánh cuộc đời. Ở đây, nói đến khổ là muốn chỉ ra những nguyên nhân tập khí mà con người đã gây ra (tập đế) để tự tạo lấy mọi đau khổ cho mình. Vì vậy muốn dứt khổ phải tìm hiểu nguyên nhân, tâm ý luôn hướng về một lý tưởng đó là chân lý giải thoát. Một khi tâm thể được lặng yên thì nguồn ái ân tham đắm sẽ khô kiệt.

Quan điểm của Nguyễn Du có phần hạn chế, nhất là khi tác giả đem giáo lý nhà Phật mô phỏng cho nhân vật chính chưa lột hết mọi chân lý nhiệm mầu, nhưng ta không đòi hỏi gì hơn ở một nhà Nho như ông.

Quan điểm của Nguyễn Du có phần hạn chế, nhất là khi tác giả đem giáo lý nhà Phật mô phỏng cho nhân vật chính chưa lột hết mọi chân lý nhiệm mầu, nhưng ta không đòi hỏi gì hơn ở một nhà Nho như ông.

Bài liên quan

Và khi gặp được Giác Duyên chính là nàng đã kiếm được hướng cởi trói cho mình, nhưng phải đến lần thứ hai, lòng nàng mới thực sự dứt hết những bợn trần u ám. Khi gặp Kim Trọng, lòng luyến ái chỉ còn là tri kỷ. Con đường đạo lý đã lộ ra tuy chưa được đậm nét nhưng ta thấy Kiều đã thực sự tìm lại chính mình cội nguồn bình an của tự tâm kinh Phật dạy: ‘Ai có một tình yêu thì có một đau khổ, một trăm tình yêu thì có một trăm đau khổ, và nếu ai không có tình yêu thì không có đau khổ’. Tình yêu đó là lòng chấp ngã, luyến ái mà chúng sanh muôn đời cột chặt. ‘Tu là cội phúc, tình là dây oan’.

Quan điểm của Nguyễn Du có phần hạn chế, nhất là khi tác giả đem giáo lý nhà Phật mô phỏng cho nhân vật chính chưa lột hết mọi chân lý nhiệm mầu, nhưng ta không đòi hỏi gì hơn ở một nhà Nho như ông. Và tác phẩm ấy dựa trên tình tiết của tiểu thuyết Tàu, ở đây không nói đến giá trị của nó, mà chỉ phân tích từng khía cạnh về khổ, mà tác giả đã ứng dụng triết lý của nhà Phật vào đó. Từ nguồn gốc truy tìm ra nguyên nhân khổ, cho đến phương hướng đi tìm con đường diệt khổ, tác giả hơn ai hết đã khéo dẫn dụ để tác phẩm đi vào lòng người bằng cảm quan về cái đẹp của văn chương, bằng sự ngộ nhập một chân lý trên lý thuyết để làm nổi bật một bức tranh về khổ khá toàn vẹn sâu sắc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm