Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/11/2015, 23:36 PM

Vẻ đẹp ngôi Già lam Phật địa Đại Tướng Quốc Tự, Trung Quốc

Thiên cổ danh sát Khai Phong Đại Tướng Quốc Tự, nằm ở trung tâm “Cố đô của 7 Triều đại-七朝古都 ). 

Phủ Khai Phong “giàu đẹp nhất Thiên Hạ-富麗甲天下”, “Kinh đô đế vương xưa-自古帝王都”, là lịch sử văn hóa cổ thành, nhân gian truyền tụng rằng “Nhất Tô, nhị Hàng, Tam biện Châu-一蘇二杭三汴州” hoặc “Đại Tướng Quốc Tự thiên hạ hùng, thiên thê phiếu Miếu Lăng hư không-大相國寺天下雄,天梯縹緲凌虛空”(Trần Phu-陳孚), Đại Tướng Quốc Tự khí vũ phi phàm, di tích lịch sử văn hóa Phật giáo Trung Quốc nổi tiếng, một vị trí địa lý tuyệt vời, tác động ảnh hưởng rất lớn.

Ngôi Già lam Phật địa Đại Tướng Quốc Tự (開封大相国寺) hiện tọa lạc ở phía Đông Nam nội thành Khai Phong (開封, Tỉnh Hà Nam), được xây dựng vào thời Bắc Tề năm Thiên Bảo (天寳) lục niên (555). truyền thuyết rằng trước đây thời Chiến quốc là trạch viện của Tín Lăng quân (信陵君), Ngụy Vô Kỵ (魏无忌).
 
Nguyên gốc ngôi Già lam Phật địa này có tên là Kiến Quốc Tự (建國寺), trong chiến tranh loạn lạc, ngôi Cổ Tự bị hỏa hoạn, Triều đại Võ Chu (武周), niên hiệu Trường An nguyên niên (701), Thiền sư Tuệ Vân quyên góp Ngân quỹ trùng tu. Thời vua Đường Cảnh Vân nhị niên (711) tái kiến lại. Năm Diên Hòa nguyên niên (712) vua Đường Duệ Tông chiếu chỉ ban sắc ngạch Đại Tướng Quốc Tự, nhân kỷ niệm Đăng quang ngôi vị Hoàng đế. Nhà vua đã đặt bút viết bốn chữ thư pháp tên chùa, bút tích còn lưu lại tại cổng chùa đến ngày nay.

Thời Chiêu Tông Đại Thuận (890-891) bị hỏa hoạn một phần, sau đó trùng tu lại. Triều đại Tống Thái Tổ, niên hiệu Kiến Long năm thứ ba, tháng 05 năm 962 bị hỏa hoạn, sau đó  trùng tu lại. Vương triều nhà Tống niên hiệu chí đạo nguyên niên (995) bắt đầu mở rộng đại trùng tu quy mô. Triều vua Tống Chân Tông, niên hiệu Hàm Bình tứ niên (1001) hoàn công.

Các Vương triều Đường, Tống, Đại Tướng Quốc Tự là ngôi Già lam Phật địa tối đại của Kinh đô, chư vị Hoàng đế ngự sùng kính Tam Bảo, địa vị càng cao quý, trở thành ngôi Đại Tự viện Phật giáo của Hoàng gia, thời kỳ hoàng kim của 64 Thiền viện, thiết lập các đạo tràng Luật và Thiền, chiếm diện tích 540 mẫu. Tống Thái Tông, Chân Tông quân tiến hành đại trùng tu Đại Tướng Quốc Tự, sản xuất nhiều Danh Tăng Hoằng dương Phật pháp. Thiền sư Viên Chiếu Tông Bổn (圓照宗本禪師) (1020-1099) cũng như Chánh Giác Bổn Dật (正覺本逸禪師), chư vị Thiền tăng của Vân Môn Tông và Lâm Tế Tông đã từng vâng sắc chỉ đến trú trì hai Thiền viện Huệ Lâm Viện (慧林院) và Trí Hải Viện (智海院). 
 
Triều đại Minh Thái Tổ, niên hiệu Hồng Vũ năm thứ 28 (1396) sắc lệnh trùng tu sau cơn lũ lụt. Triều đại Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc tứ niên (1406), triều vua Minh Thuần Đế, niên hiệu Thành Hóa năm thứ 20 (1484) hai lần sửa chữa, ban Sắc tứ Sùng Pháp Tự. Kim Tĩnh năm thứ 16 (1537) tài trợ trùng tu lại. Minh thế tam niên (1553) và triều vua Minh Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 35 (1607) Trùng tu. Triều vua Minh Tư Tông, niên hiệu Sùng Trinh năm thứ 15 (1642) ngôi Đại Tướng Quốc Tự bị ngấm chìm trong trận lũ lụt của sông Hoàng Hà. 

Thanh triều, niên hiệu Thuận Trị năm thứ 18 (1661), trùng kiến cổng Sơn môn, Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện phục danh Tướng Quốc Tự. 

Thanh triều, niên hiệu Khang Hy năm thứ 3 (1671), trùng tu Tàng Kinh lâu. Khang Hy năm thứ 16, năm thứ 21 trùng tu Trung điện, tả hữu Đông, Tây Vũ lang. 

Thanh triều, niên hiệu Càn Long năm thứ 31 (1766)

Thanh triều, niên hiệu Càn Long Càn Long (乾隆) năm thứ 31 (1766), Hoàng đế sắc chỉ Trùng tu Tướng Quốc Tự, Bát Giác Lưu Ly điện, La Hán điện, kiến trúc tinh xảo, phật tự kiến trúc cổ quy mô đặc sắc.
 
Thanh triều, niên hiệu Gia Khánh năm thứ 24 (1820) trùng tu Thiền viện Trí Hải  (智海禅院). Thời vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang (1820-1850), vua Thanh Đức Tông, niên hiệu Quang Tự (1875-1908) liên tục tu bổ những công trình phụ khi xuống cấp.

Thời vua Thanh tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 21 (1841), Đại Tướng Quốc Tự phải chịu tai ách thủy tai bởi trận lũ lụt sông Hoàng Hà, tổn hủy nghiêm trọng. 

Thời Trung Hoa Dân Quốc sơ niên (1912-1919) cải tạo Bát Giác điện, cải tạo lại Pháp đường. 

Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 16 (1927), Tướng quân Phùng Ngọc Tường (1882- 1948), Ông được biết dưới biệt danh là "Tướng quân Kitô giáo" vì ông đã cải đạo cho toàn bộ binh đoàn của mình và một biệt danh khác là "Phản Tướng") phá hủy tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, biến ngôi Già lam Tướng Quốc Tự thành chợ Trung Sơn (中山市場). 

Cộng hòa Dân Quốc năm thứ 22 (1933), Tướng Lưu Trĩ (Tướng chân dài, giỏi chạy trốn) chuyển ngôi danh lam Tướng Quốc Tự thành Hội Giáo dục dân sự cấp tỉnh.

Sau năm 1949, Tướng Quốc Tự được trùng tu, khôi phục lại.

Năm 1963 Đại Tướng Quốc Tự được liệt kê vào văn vật bảo hộ của tỉnh Hà Nam.
 
 
Tháng 08 năm 1992, bắt đầu khởi động phật sự, phục hồi Tháp chuông, Lầu trống, Phóng Sinh trì (Ao phóng sinh), Sơn Môn điện. Chỉnh trang bố cục tự viện nghiêm cẩn, nguy nga tráng lệ.

Ngày 06/11/1992, trong và ngoài nước hơn bốn nghìn vị cao tăng Đại đức tham dự lễ khai quang tôn tượng Phật, Phương trượng trụ trì nghênh phụng tàng kinh, cư sĩ Triệu Phác Sơ cung hiến tặng một bộ Càn Long bản Đại Tạng Kinh hơn 7 nghìn cuốn. Trưởng  lão Tông Nhẫn dẫn đoàn 19 người đến tham dự trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể. 

Năm 2002 được công nhận di tích cấp quốc gia.

Năm 2013 Đại Tướng Quốc Tự được liệt kê vào đơn vị bảo vệ di tích quốc gia trọng điểm.

Hiện Tướng Quốc Tự còn quả chuông cao 5m, nặng khoảng 10000kg. Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn cao 7m toàn thân dát vàng, đặt trong lầu điện bát giác. 

Các tượng Phật điêu khắc với khuôn mặt từ bi. Tượng thập bát  La Hán với các thế ngồi và khuôn mặt thần thông quảng đại, lột tả tư chất của từng người đều rất sinh động. Tượng Lỗ Trí Thâm say rượu đang nhổ cây để đánh nhau được người xưa thể hiện hết sức tài tình.

Những đỉnh đồng, lư hương, chuông đồng được tạo hình phong phú, nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Các tháp đá, cầu, quán, lan can và những động vật thờ như rồng, sư tử, kỳ lân, voi, rùa, chim muông bằng đá trắng, đá xanh, đá đen rất sống động.

Tất cả tự viện Phật giáo có mối liên hệ mật thiết với các tầng lớp xã hội,  Đại Tướng Quốc Tự tiêu biểu nổi bật nhất. Các hoạt động phật sự, văn hóa xã hội, kinh tế du lịch đều tập trung khu Già lam Phật địa này. Các triều đại Đường, Tống, Hoàng đế chiếu chỉ nhậm mệnh phương trượng trụ trì, ban phát độ điệp, thường ngự giá trong các lễ hội Phật đản, Phật nhật cát tường, Bát Quan trai, hương đăng quả tố phẩm phụng cúng dường trong các hoạt động phật sự. 

Các bậc cao tăng thạc đức, đại quan, văn nhân kiệt tác, sứ gia, dân chúng xuất nhập tấp nập, phật sự, tham quan du lịch hành hương, một thời cực thịnh.

Đường Duệ Tông, Tống Thái Tông, Tống Chân Tông, Tống Anh Tông, Tống Huy Tông, Minh Hiểu Tông, Thanh Cao Tông .v.v... Vì Già lam Phật địa đề ngạch; Ngô Đạo Tử, Thạch Bảo Ngọc, Xa Chánh Đạo, Lý Ung, Vương Ôn, Dương Huệ Chi.v.v... Lưu bích họa, lưu hạ tố tượng, lưu hạ khắc bi; Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu, Tô Thức, Mai Nghiêu Thần, Triệu Minh Thành, Hoàng Đình Kiên... Tả hữu quan lưu tác phẩm, Triệu Phổ, Khấu Chuẩn, Địch Thanh... Danh tướng, Danh thần lưu hạ bút tích.

Kể từ khi chính sách cải cách mở cửa đến nay, chính thông nhân hòa, tái hiện thái bình thịnh thế. Mỗi độ Xuân về Đại Tướng Quốc Tự đều tổ chức Nguyên Tiêu Đăng Hội. Treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông... Để mọi người thưởng thức sự hài hòa của ánh sáng hòa bình thịnh vượng, quốc thái dân an. Phạm âm hùng hồn, cầu chúc ngũ cốc phong đăng, Bách nghiệp hùng vượng, quốc gia cường thịnh, vạn thế thái bình, mõ sớm chuông chiều âm vang tám hướng, pháp luân thường chuyển, Phật nhật tăng huy, thiên niên cổ sát tái hoạch tân sinh.

Thích Vân Phong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm