Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/03/2020, 16:31 PM

Vẻ mộc mạc của ngôi chùa chốn rừng sâu, núi cao Chí Linh

Nằm ẩn mình giữa bạt ngàn cây lá, bảng lảng khói sương, chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, Hải Dương hiện ra với vẻ cổ kính, uy nghi, thu hút đến lạ lùng.

Bửu Hưng tự - Ngôi chùa gắn liền lịch sử Nam bộ

Trung tâm Phật giáo thời Trần

Chùa Thanh Mai nằm trên sườn núi, giữa rừng phong, khung cảnh yên tĩnh, trong lành. Đường từ chân núi lên chùa chạy qua rừng, dưới những bóng cây cổ thụ râm mát. Từ độ cao hơn 200 mét nhìn xuống, mái chùa cong nét cổ, núi giăng hàng phía xa, làng mạc trong thung lũng, cảnh sắc gần xa như tranh vẽ.

Quang cảnh ở chùa Thanh Mai

Quang cảnh ở chùa Thanh Mai

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh.

Chùa được khởi dựng từ thế kỷ XIV trên sườn núi Thanh Mai. Đệ nhị tổ Pháp Loa và Đệ tam tổ Huyền Quang đã từng trực tiếp trụ trì chùa. Đặc biệt, sau khi được Đệ nhị tổ Pháp Loa tu tạo và mở rộng, chùa Thanh Mai đã phát triển và trở thành những chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

Trải qua sự vần vũ của thời gian, biến thiên của lịch sử, ngôi chùa là biểu tượng về bề dày lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc mà còn từ phong cảnh hoang sơ, cổ kính giữa núi rừng.

Đây cũng là một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng của nước ta dưới thời nhà Trần và còn là nơi gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ, khi ngài tu hành, biên soạn kinh, sách về đạo Phật lúc sinh thời.

Là ngôi chùa cổ kính chốn rừng sâu 

Chua Thanh Mai 2

Có một “chùa Bà Đanh” khác giữa lòng Hà Nội

Chùa xây dựng ở trên sườn núi, bên một con suối nhỏ, nhìn về phía nam. Ở trước chùa chính là núi Bái Vọng, nơi có phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Nội tự là một rừng cây cảnh và cây ăn quả lâu đời như đại, thị, nhãn, quéo, vải…Mỗi di vật ở chùa Thanh Mai giống như những chứng tích của lịch sử, đều như mang trong mình những câu chuyện mà mỗi khi tìm về, đều khiến ta phải ngỡ ngàng, muốn tìm tòi, khám phá.

Người dân nơi đây cho biết, trước kia chùa còn có những cây tùng, cây bách lớn nhưng trải qua các biến cố lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, con người, ngôi chùa cổ đã sụp đổ, nhiều cổ vật bị mất và hư hại gần hết, di tích trở thành hoang phế gần như bị lãng quên.

Là một di tích lịch sử quan trọng, năm 1980, chùa Thanh Mai đã được đầu tư khôi phục dần dần theo từng hạng mục. Năm 1992, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Nhưng quy mô còn nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, đường sá đi lại khó khăn nên ngôi chùa vẫn bị chìm trong lãng quên.

Chùa Thanh Mai có nhiều tháp cổ: Viên Thông Bảo Tháp, xây dựng năm 1334; tháp Phổ Quang xây dựng năm 1702; tháp Linh Quang xây dựng năm 1703 cùng 5 ngôi tháp khác. Chùa còn lưu giữ được 6 tấm bia thời Trần và Lê, trong đó Thanh Mai Viên Thông tháp bi được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được khắc dựng năm 1362, nói về thân thế và sự nghiệp của thiền sư Pháp Loa. Bia cũng cho thấy hoạt động của thiền phái Trúc Lâm và tình hình tôn giáo xã hội của thời kỳ ấy.

Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự.

Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự.

Đến với Thanh Mai hôm nay, không chỉ là tìm về nơi chốn Phật, mà còn là tìm về với cỏ cây thiên nhiên. Nơi rừng dẻ nguyên sinh, rừng phong chuyển mùa thay màu lá mới, xanh ngát vào xuân – hạ và nhuộm vàng khi thu đến, đỏ rực khi đông về…

Với giá trị lịch sử lâu đời cùng thiên nhiên phong phú, kỳ vĩ, chùa Thanh Mai cùng các di tích khác của tỉnh Hải Dương đang ngày càng góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa xứ Đông xưa kia của Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm