Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Nhiều thông tin thú vị, những nghiên cứu mới được đưa ra tại tọa đàm khoa học ngày 12/3 đã làm sáng tỏ hơn về vị quốc sư đầu tiên của nước ta, người mở đầu cho truyền thống Phật giáo nhập thế giúp đời - Đại sư Khuông Việt.

Tọa đàm được Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức đúng dịp tưởng nhớ ngày Đại sư Khuông Việt viên tịch hơn 1.000 năm trước.

Đây cũng là tọa đàm, hội thảo thứ ba về Quốc sư Khuông Việt mà Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức từ năm 2010.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt 1
Đại sư Khuông Việt - vị quốc sư đầu tiên của đất nước - Ảnh tư liệu

Đại sư Khuông Việt - vị đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Trong phát biểu đề dẫn hội thảo, GS Lương Gia Tĩnh - phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - cho biết thế kỷ X là thế kỷ bản lề trong tiến trình lịch sử dân tộc. Phật giáo đóng vai trò là trụ cột của ý thức hệ, là nền tảng của đạo lý dân tộc.

Trong bối cảnh ấy, Thiền sư Khuông Việt (933 - 1011) nổi lên như một ngôi sao sáng, được Vua Đinh Tiên Hoàng phong làm Quốc sư Tăng thống và tôn xưng là Khuông Việt Đại sư, với ý nghĩa: vị đại sư khuông phù (sửa sang, phù trợ) nước Việt.

Nhà sư thuộc thế hệ thứ 4 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, là cố vấn chính trị - quân sự của hai triều đại Đinh - Lê và đầu triều Lý, làm thất bại âm mưu và hành động xâm lược quân sự bạo liệt của ngoại bang.

Ông giúp nhà vua thực hiện thắng lợi công tác ngoại giao mềm dẻo, hòa bình thân thiện nhưng cương quyết giữ thể diện quốc gia, buộc kẻ thù phải thừa nhận quyền độc lập mà chúng ta vừa giành được sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Cuối cùng, dòng dõi Vua Ngô Quyền đã chọn con đường phù trợ đất nước theo cách của một nhà tu hành chứ không phải một vị vua mà đáng lẽ ông là người kế tục.

Chọn lối đi riêng vượt qua binh đao

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu (pháp danh trước khi được Vua Đinh Tiên Hoàng phong Khuông Việt Đại sư) tên húy là Ngô Xương Tỷ, là anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xí, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu trưởng Vua Ngô Quyền.

Theo TS Trịnh Văn Định - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Ngô Chân Lưu đã chọn cho mình một lối đi riêng, khác với ông nội là Ngô Quyền, khác với bố là Ngô Xương Ngập, chú là Ngô Xương Văn, em ruột là Ngô Xương Xí, em họ là Ngô Nhật Khánh.

Ông không chọn con đường trở thành vua, hoàng đế hay sứ quân, mà chọn con đường vượt qua binh, chọn Phật pháp để hộ quốc, khuông Việt, khuông dân, thống lĩnh lực lượng tôn giáo, phục vụ ổn định biên cương, chuẩn bị cho đất nước đối đấu với một đế chế hùng mạnh là nhà Tống.

Ông trở thành gương mặt xuất sắc bậc nhất của Đại Việt ở thời điểm cực kỳ then chốt đối với vận mệnh dân tộc: thế kỷ X chống quân Tống.

Những năm tuổi già, Đại sư Khuông Việt về quê nhà hương Cát Lợi (vùng đất Vệ Linh/ Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay, nơi Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tọa lạc) dựng chùa tu trì, mở trường dạy học.

Tại tọa đàm, thạc sĩ Nguyễn Đình Hưng (Viện Triết học) cùng một số nhà nghiên cứu khác cùng bàn thảo và đưa ra giả thiết quê hương của Đại sư Khuông Việt ở vùng Sóc Sơn hay Mê Linh ngày nay, chứ không phải ở Đường Lâm thuộc Thanh Hóa mà một số nghiên cứu trước đó từng đưa ra.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm lễ húy kỵ 1014 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội còn tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Thiện Tri Thức.

Trước đó, tối 11-3 là đêm thơ Khuông Việt tại chùa Quan Âm thuộc khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam ở Hà Nội, với màn ngâm thơ của NSND Thanh Hoài và các nghệ sĩ, nghệ nhân khác.

>>> Hội thảo về ngài Khuông Việt

Theo TTO

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?

Nghiên cứu 15:22 13/03/2025

Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Nghiên cứu 11:52 13/03/2025

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?

Nghiên cứu 10:36 13/03/2025

Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.

Thiền quán sắc tướng đức Phật Dược Sư trong Mật thừa

Nghiên cứu 12:56 11/03/2025

Thiền quán và tin tưởng sự hiện diện của pháp tướng đức Phật Dược Sư ở phía trước giúp chuyển hóa toàn bộ tri kiến phàm tình của người thực hành về thế giới, thân thể và tâm thức của chính mình.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo