Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Triết lý hành động của Đại sư Khuông Việt

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư.

Vị Quốc sư đầu tiên của Việt Nam - Thiền sư Khuông Việt

Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam là điều mà xã hội, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận. Những khảo cứu về vị trí, vai trò và những đóng góp của Khuông Việt Đại Sư và Phật giáo Việt Nam như: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam, Vai trò của Phật giáo trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, v.v… là những khảo luận tri thức và khoa học xuyên suốt cho đến thời đại chúng ta hiện nay.

Bởi lẽ, Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập một cách sâu sắc. Với vai trò và những đóng góp cụ thể của Phật giáo, nhất là các thiền sư trên bình diện chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hoá và tôn giáo, v.v… là việc làm cần thiết và hết sức ý nghĩa.

Do vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra chương trình năm 2011 là năm Giáo hội có nhiều sự kiện lớn để kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 – 2011). Trong đó, hội thảo khoa học Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập và đại lễ tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch (15/2 âm lịch năm Tân Hợi - 1011 đến 15/2 Tân Mão - 2011) là một hoạt động khoa học và Phật sự mở màn quan trọng trong chuỗi chương trình đã được Trung ương Giáo hội thông qua.

Khuông Việt Đại Sư

Khuông Việt Đại Sư

Vị Quốc sư đầu tiên của Việt Nam - Thiền sư Khuông Việt

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trên 30 năm Đại sư Khuông Việt đã phục vụ trong các chánh quyền của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã thể hiện được tài năng nhiều mặt của mình. Sự cống hiến to lớn đáng ghi nhận không chỉ trong lĩnh vực sinh hoạt Phật giáo mà cả trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao của đất nước. Sự chuyển giao quyền lực qua các đời Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Hậu Ngô Vương, loạn 12 sứ quân, cho đến Đinh Liễn, Lê Hoàn trong quãng thời gian từ năm 907 đến 980 (dài 73 năm) có thể coi là một biểu hiện cát cứ địa phương.

Tuy nhiên, điểm lại vài khuôn mặt trí thức của giai đoạn này thì rõ ràng các nhà nghiên cứu bao giờ cũng nêu ra một số vị thiền sư bác học, trong đó người để lại hành tích nhiều nhất, và có ảnh hưởng nhất đối với xã hội cũng như các vương triều trên chính là Khuông Việt thiền sư[1], tức Ngô Chân Lưu.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư; năm 40 tuổi được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Quốc sư Khuông Việt là vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê.

Ông là nhân vật kiệt xuất của thế kỷ X, là tấm gương hạnh tuệ tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trên tinh thần hộ quốc an dân.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư.

Thiền sư mở nguồn thiền tông Việt

Sử sách, các học giả, các nhà nghiên cứu đánh giá về Ngô Chân Lưu có “vị trí đặc biệt trong lịch sử ngoại giao và văn học dân tộc”[2]. Điều này, chứng tỏ nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam khi ấy đã thực hiện tốt chức năng đào tạo những người trí thức có khả năng gánh vác không chỉ có công việc của đạo mà cả việc nước việc dân.

Đại sư Khuông Việt (匡 越) sinh năm 933,  tu ở chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Nguyên quán ở hương Đường Lâm[3], tên là Ngô Chân Lưu (吳 真 流)[4]. Theo Thiền Uyển Tập Anh, ông là hậu duệ của Ngô Thuận Đế[5], tức Tiền Ngô vương, con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập (吳 昌 岌), cháu của Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn (吳 昌 文), anh cùng cha khác mẹ của sứ quân Ngô Xương Xí (吳 昌 熾), anh họ của Ngô Nhật Khánh (吳 日 慶) - một sứ quân khác ở đất Đường Lâm.

Khuông Việt, trong thời gian theo học tại chùa Khai Quốc[6], đã được Thiền sư Vân Phong chọn làm người chủ lưu của dòng tư tưởng thiền dòng thiền Pháp Vân.

Tư tưởng chủ đạo trong kinh Kim Cương mà Thiền sư Thanh Biện đã đề xuất đó là “tất cả pháp đều là Phật pháp” đã được Khuông Việt Đại Sư ứng dụng vào hệ thống chính trị và ngoại giao của Đại Việt. Hiện nay, nếu tư tưởng chủ đạo này được ứng dụng vào thời đại mới, thời đại hội nhập (WTO), thời đại công nghệ và thời đại toàn cầu hoá thông tin thì rất hữu ích và thiết thực cho chính sách chính trị, ngoại giao của Việt Nam, tạo sự phát triển hòa hợp, hòa bình và ổn định.

Triết lý hành động của Khuông Việt quốc sư dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình.

Triết lý hành động của Khuông Việt quốc sư dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình.

Thiền sư Hổ Phách lưu lại nhục thân xá lợi trong tư thế niệm Phật

Đại Sư đã vận dụng phương pháp “tạo ra được sức mạnh dân tộc”, “sức mạnh xã hội”: người có trách nhiệm với lịch sử ngoài việc phải đồng cam cộng khổ với dân, còn phải nhận thức được vai trò quan trọng của dân: “Dân là gốc của nước, được dân thì được nước, triều đình là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền nhưng cũng làm lật thuyền”….Từ đó phải có một chính sách sao cho quy tụ được lòng dân.

Xuất phát từ phương pháp luận và học lý “tất cả pháp đều là Phật pháp” như thế, người ta mới có thể ung dung tham dự vào mọi sinh hoạt của cuộc đời, coi sự hoàn thành việc đời như một chứng tích cho sự hoàn thành việc đạo. Người ta không thể tìm có một thế giới giác ngộ nào khác bên ngoài cuộc đời này. Do vậy, chính sinh khí này của Khuông Việt đã thổi vào lòng dân tộc và đất nước được bình ổn và phát triển, độc lập, dân chủ và tự cường.

Triết lý hành động của Khuông Việt quốc sư dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình.

Tinh thần khế lý và khế cơ theo triết học Phật giáo, nhấn mạnh thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Điều này giải thích cho ta tại sao Khuông Việt đã ung dung tích cực tham gia vào việc nước, việc dân và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ độc lập của tổ quốc.

Đạo người là một phương diện được nhà tư tưởng Khuông Việt hết lòng chú ý. Dựa vào đạo Nho và đạo Phật để vạch cho con người một đạo đối xử và ăn ở. Ở đó, thể hiện tư tưởng tôn ti trật tự của thời đại nhằm bảo đảm sự ổn định của chế độ đương thời. Nhưng mặt khác, qua các nhà tư tưởng có trách nhiệm với thời cuộc, những khái niệm trung hiếu, nhân nghĩa, cương thường…của Nho gia, thiện ác, họa phúc, nghiệp báo…của Phật gia được vận dụng và phát huy theo chiều hướng tích cực, thể hiện được quan niệm và thái độ yêu nước, kính trên nhường dưới, có hiếu với cha mẹ, có nghĩa với mọi người, có kỷ cương trật tự trong xã hội.

Tinh thần khế lý và khế cơ theo triết học Phật giáo, nhấn mạnh thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác.

Tinh thần khế lý và khế cơ theo triết học Phật giáo, nhấn mạnh thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác.

12 quy tắc quan trọng để sống như một Thiền sư

Lịch sử đã đi đến kết luận rằng, Đại sư Khuông Việt (933 – 1011) là Quốc sư, Tể tướng, nhà văn hoá, chính trị, ngoại giao kiệt xuất của thời đại.

Khi đã rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác, Đại sư đã trở về mở trường ở chùa Thanh Tước núi Du Hý của quận Thường Lạc. Vì nhận thức rằng hiền tài là nguyên khí của quốc gia nên Khuông Việt Đại sư đã đào tạo được thiền sư Đa Bảo, là học trò ưu tú đại diện sau cùng của phổ hệ và đã đóng góp không nhỏ cho việc lên ngôi của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh, mở đầu của kỷ nguyên độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

Chú thích: 

[1] HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995.

[2] Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập II - Từ Lý Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông (1054), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr.452.

[3] Sđd, Thiền Uyển Tập Anh, Vĩnh Thịnh 11.

[4] Nguyễn Huệ Chi, Từ Điển Văn Học, Nxb Thế giới, 2005.

[5] Hoàng Văn Lâu, Đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (26), 2006.

[6] Tây Hồ Chí, phần về Cổ tích, ghi: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị hà, phía bắc của hồ (Tây), nay là bến Yên phụ mé ngoài đê. Nguyên vì Nam Ðế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên, nên có tên Khai quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ Liêm tu bổ lại. Trong khoảng hai triều Ðinh và Lê, Quốc sư Ngô Chân Lưu Khuông Việt thường trú trì tại đó. Nhà Lý trùng tu lại. Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc.

> Xem thêm video Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Nghiên cứu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Nghiên cứu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm