Vì sao Đức Phật dạy tinh tấn, chớ tùy tiện?
Đến một ngày nào đó rồi chúng ta cũng sẽ nhận ra được sự quý giá của thời gian. Tiền bạc, danh tiếng, quyền lực và cả sức khoẻ đều bị thời gian bỏ lại.
Thời gian sẽ huỷ diệt tất cả những gì chúng ta tích góp và cố giữ trên mặt đất và trong thân xác. Khi thời gian đi qua, những gì còn lại sẽ là hối tiếc, khổ đau, bất an và lo sợ, nếu chúng ta không biết và không trân quý thời gian cho những gì cốt lõi nhất và quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

Thông thường chúng ta nghĩ thời gian sẽ đợi chúng ta và chúng ta tính toán là đến lúc a và b nào đó chúng ta sẽ làm cái này, làm cái kia. Nhưng rồi cái lúc a lúc b nào đó sẽ không bao giờ đến. Chúng ta chết sớm hơn dự kiến. Những tính toán phá sản trong bị động. Thời gian không chỉ không chờ đợi ai, mà thời gian còn không bao giờ có thể lấy lại được một khi đã mất. Chúng ta có thể trì hoãn, nhưng thì gian thì không.
Cho nên, nếu thấy một cái gì đó thật sự quan trọng, thật sự kết nối sâu thẳm với nội dung giá trị và hạnh phúc cuộc đời mình, chúng ta đừng trì hoãn nữa. Không bây giờ thì sẽ không bao giờ. Với một hơi thở đi vào mà không đi ra, chúng ta có thể sẽ không còn cơ hội. Tương lai sẽ không bao giờ có ở tương lai. Hiện tại mới là tương lai. Những gì chúng ta thực hiện ở đây và bây giờ mới là tương lai của chúng ta đích thực. Hạnh phúc không thể đợi. Bình an không thể đợi. Yêu thương và tự do cũng không thể đợi.
Jim Rohn từng chia sẻ: “Ngày tháng rất đắt giá. Khi bạn dùng hết một ngày, số ngày bạn có thể dùng lại ít đi một. Vậy nên hãy chắc chắn bạn sử dụng mỗi ngày một cách sáng suốt”.
Benjamin Franklin từng cảnh báo: “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay”.
Đức Phật cũng từng có lời tâm huyết cuối cùng trước khi đi vào Niết-bàn để khích lệ các học trò: “Này các vị, các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có tuỳ tiện”.
Chúng ta, nếu không muốn hối tiếc, khổ đau, bất an và lo sợ ở một ngày gần, suy ngẫm về thời gian, nhận thức về thời gian và có những hành động thiết thực khi mình còn có thời gian là điều không thể không thực hiện. Một ngày trì hoãn sẽ là một ngày thâm hụt. Thời gian trôi chảy không chờ đợi.
Mọi thứ, bao gồm sức khoẻ thân xác và năng lượng tinh thần, cũng trôi chảy không chờ đợi. Hạnh phúc, bình an, yêu thương, tự do và thiện đẹp nếu hôm nay không thực hiện thì đừng mong gì nó sẽ được thực hiện ở ngày mai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm Quán Thế Âm Bồ tát với sáu căn
Phật giáo thường thức
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng phải chỉ riêng miệng niệm cho rõ ràng, mà trong tâm cũng phải ghi nhận cho thật rõ ràng. Cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đủ sáu căn, tất cả đều cùng niệm.

Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.
Xem thêm