Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/01/2019, 11:00 AM

Vì sao ít có chùa kỷ niệm ngày Đức Thích Ca thành Đạo đến thế?

Vì sao ngày Lễ thành Đạo có một ý nghĩa thiêng liêng và cao cả như vậy, nhưng hiện nay chỉ có một số rất ít chùa có tổ chức lễ kỷ niệm, còn đa số các ngôi chùa và Phật tử cũng đều trải qua ngày Lễ thành Đạo này trong thờ ơ quên lãng?!

Khi viết dòng đề bài này ký ức đưa tôi về những ngày tháng xa xưa gần 50 năm về trước. Ngày mà khi còn tôi còn bé tý được tung tăng theo chị đến chùa sinh hoạt GĐPT vào các chiều chủ nhật và vui nhất là được đi cắm trại hoặc văn nghệ với các anh chị  trong những kỳ lễ vía như Lễ Phật Đản, Lễ Xuất gia, Lễ thành Đạo ...

Lễ Đức Phật thành đạo. (Ảnh minh họa)

Lễ Đức Phật thành đạo. (Ảnh minh họa)

Các Phật tử đều biết rằng, đạo của chúng ta có một vị giáo chủ khởi xướng, một nhân vật lịch sử có tên Tất-Đạt-Đa, sinh ra và lớn lên tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, nước Ấn Độ, vì thương xót chúng sinh đang sống trong bể khổ cuộc đời mà xuất gia tu hành thành đạo rồi đem giáo lý ngài đã chứng ngộ đi giáo hóa cho chúng sanh nương theo giáo lý ấy mà tu tập tìm kiếm một cuộc sống an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại và cao hơn nữa là tiến tới giác ngộ giải thoát.

Về lịch sử cuộc đời Đức Phật, hiện nay có hai giả thiết khác nhau:

 -Ngài xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, 49 năm hành đạo, nhập niết bàn năm 80 tuổi

 -Ngài xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm hành đạo, nhập niết bàn năm 80 tuổi.

Bài liên quan

Mặc dù về thời điểm đức Thích-ca thành đạo có ý kiến khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ: Sau khi xuất gia, Thái tử theo học hai vị đạo sĩ Alasa-Kalama và Uddaka-Camaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em ông Kiều Trần Như, rồi 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và thành đạo.

Lịch sử cũng ghi lại rằng sau hai lần tu với các vị đạo sĩ ngài đều đạt đạo, nhưng ngài nhận thấy rằng đây không phải là đạo chân chính giải thoát và lần sau cùng tu ép xác khổ hạnh với nhóm 5 anh em ông Kiều-trần-như suốt 6 năm cho đến lúc thân thể suy kiệt suýt bỏ mạng bên dòng sông Ni-liên-thuyền.

Lúc tỉnh lại ngài thọ dụng bát sữa của nàng chăn dê tên Tu-xà-đề, tỉnh táo, bình tâm trở lại ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh chỉ làm cơ thể suy kiệt nên mà không đem lại kết quả nào cả. Suy nghĩ như thế nên ngài mới xuống sông tắm rửa sạch sẽ và đến bên gốc cây tất-bát-la tham thiền nhập định trong 49 ngày cho đến rạng sáng ngày 8 tháng 12 thì ngài chứng thành đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xét thấy dù kinh điển Nam truyền hay Bắc truyền có khác nhau về các thời điểm quan trọng của đời ngài, nhưng sự kiện đức Thích-ca thành đạo thì hoàn toàn giống nhau. Như thể có thể nói một cách xác quyết rằng nếu không có ngày đức Thích-ca thành đạo tìm ra chân lý để cứu chúng sanh thì sẽ không có Đạo Phật, sẽ không có giáo lý giải thoát để cho hàng triệu tín đồ đạo Phật trên hai ngàn năm nay nương theo đó để tu tập giác ngộ giải thoát, hay là tìm được một lối sống an lạc trong kiếp hiện tại.

Kết luận lại, ngày đức Thích Ca thành đạo cũng chính là ngày khởi thủy của  đạo Phật, là cội nguồn của  ánh sáng chân lý được đức phật tuyên thuyết. Không có ngày đức Thích-ca thành đạo thì giờ đây tất cả chúng ta cũng đang tin và theo một giáo lý do một vị giáo chủ của một tôn giáo nào đó mà không hề biết đến con đường chánh đạo để tu, để sống và để giải thoát khổ đau…

Ngày ý nghĩa của Phật giáo: Ngày đức Phật thành Đạo (8/12 âm lịch)

Ngày ý nghĩa của Phật giáo: Ngày đức Phật thành Đạo (8/12 âm lịch)

Nói lại một chút để chúng ta cùng thấy rằng ngày Lễ Thành Đạo có một ý nghĩa thiêng liêng và cao cả như thế, nhưng hiện nay chỉ có một số rất ít chùa có tổ chức lễ kỷ niệm, còn đa số các ngôi chùa ở Việt Nam đều rất ít tổ chức kỷ niệm ngày lễ trọng đại này, thậm chí một tấm biểu ngữ treo trước cổng chùa cũng không có và đa số Phật tử cũng đều trải qua ngày Lễ Thành Đạo này trong thờ ơ quên lãng.

Bài liên quan

Các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức lễ Vesak tức là lễ Tam Hợp gồm có các ngày kỷ niệm đức Phật đản sanh, thành đạo và nhập niết bàn. Ở  nước ta đạo Phật được hoằng truyền theo cả hai phái Bắc tông và Nam tông. Tuy  nhiên hầu như đa số các chùa chiền đều theo truyền thống Bắc tông vì thế không có ngày Lễ Tam Hợp mà tổ chức các ngày kỷ niệm về đức Phật riêng lẻ như các lễ kỷ niệm đức Phật đản sanh, xuất gia, thành đạo và nhập niết bàn.

Mấy mươi năm trước đây khi tôi có cơ duyên mon men đến chùa, năm nào cũng được dự lễ kỷ niệm các ngày vía ở trên, vào các dịp lễ vía này các đơn vị GĐPT tổ chức cắm trại, văn nghệ… rất hoành tráng. Năm tháng qua đi, thời cuộc đổi thay, đạo Phật nước nhà cũng bao phen thịnh suy theo sự nỗi trôi của vận nước. Sau bao nhiêu năm tháng  thăng trầm hiện nay đạo Phật đã dần được trung hưng trở lại, tuy nhiên nếp xưa có thay đổi ít nhiều mà điều đáng tiếc nhất là các ngày vía về đức Phật phần nào ít được chú trọng ngoại trừ ngày Lễ Phật Đản.

Nên chăng Phật giáo nước nhà cần tổ chức ngày lễ kỷ niệm Phật thành Đạo một cách trang trọng, xứng tầm với sự kiện đánh dấu ngày Đạo Phật ra đời. Một ngày lễ kỹ niệm được tổ chức trang nghiêm, trọng thể là thể hiện niềm tri ân với đức bổn sư từ phụ, cũng là một hình thức giáo dục cũng cố niềm tin nơi giáo lý của đức Phật vậy !

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm