Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/09/2022, 09:07 AM

Vì sao lòng người thay đổi?

Tâm đã định thì lòng không dời đổi. Trên đời nầy, ai cũng thay lòng đổi dạ chì trừ các vị A-la-hán.

Audio

Lòng người đổi trắng thay đen,

Do tâm phóng dật, do men dục tình.

1) Lòng người do đâu mà có?

Nói tới con người là nói tới cái thân hữu hình và cái tâm vô hình.

Nhờ cái thân hữu hình mà biết có ta trên đời nầy. Cho nên có quan niệm cho rằng thân nầy là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Nếu thân nầy là ta thì dáng hình ta trong nôi và dáng hình ta bây giờ, dáng hình nào là ta? Nếu thân nầy là ta thì khi bị áp vong, bị ma nhập, sao gọi ta là người khác?

Nếu thân nầy là của ta thì tại sao ta không sở hữu được thân, để nó bỏ ta mà đi bất cứ lúc nào!

Nếu thân nầy là bàn ngã của ta thi cái gì của thân tạo ra bản chất tính cách của riêng ta? cái thân nào cũng là tổ hợp của 4 yếu tố sẵn có trong tự nhiên (đãt, nước, gió, lửa), không yếu tố nào là chính nên bàn ngã không phài do thân quyết định. Bản ngã là bản chất tính cách riêng từng người, ví dụ bản chất độc ác, bản chất lương thiện, bản chất nóng nảy v.v... không thế xuất hiện nếu cái thân "độc cư biệt trú". Cho nên, thân nầy không là bản ngã của ta.

Trên đời nầy, ai cũng thay lòng đổi dạ chì trừ các vị A-la-hán.

Trên đời nầy, ai cũng thay lòng đổi dạ chì trừ các vị A-la-hán.

Bản chất, tính cách một con người là tấm lòng của người đó không phải do cái thân thì do đâu mà có? Có phải do cái tâm vô hình mà có?

Nói tới cái tâm vô hình, người trần mắt thịt không thấy biết mà vẫn nói.

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Thơ Kiều của thi hào Nguyễn Du)

Có phải cái thiện có sẵn trong lòng người? (nhân chi sơ tính bổn thiện). Nếu đúng thế thì tại sao người gian tà nhiều còn người chân chính thì lại ít?

Người chân chính thì tâm thiện. Người gian tà thì tâm ác.

Chữ tâm bằng ba chữ tài thì chưa hẳn là đúng. Chì đúng với tâm thiện nhưng tâm ác thì phải xét lại.

Cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn viết: "Đời cần có tấm lòng". Theo tôi lẽ ra ông phải viết thêm chữ thiện. Đời cần tấm lòng thiện chứ tấm lòng ác thì đời đâu có cần.

Làm sao biết rõ cái tâm vô hình khi mà nó không sắc, thanh, hương, vị, xúc? với cái trí hiểu biết nhờ vào não và 5 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da kể cả máy móc tối tân (tạm gọi là trí hiểu biết tự nhiên, không qua rèn luyện) thi chưa hiểu rõ là phải.

Trí hiểu biết tự nhiên, không qua rèn luyện chỉ có thể cãm nhận được cái tâm vô hình chớ không biết rõ.

Vậy ai có thể biết rõ cái tâm vô hình?

Thiền sư giới định tuệ đắc quả vị từ nhị thiền trở lên và người có đột biến của não bộ có được trí tuệ hơn người nhờ thấy biết không bị không gian ngăn cách và không bị thời gian chia cắt. Những hạng người nầy có thể thấy xuyên qua lòng đất, xuyên qua núi rừng và có thể thấy thế giới vô hình cõi âm. Đây là loại trí tuệ siêu nhiên vì cao hơn trí tuệ tự nhiên. Loại trí tuệ siêu nhiên cần phải được rèn luyện thêm vì nếu không rèn luyện thì không giữ được lâu. Rèn luyện cách nào?

Chỉ có phương pháp thực hành thiền giới định tuệ. Thiền sư khi đoạn diệt được 5 hạ tầng kiết sử (nghi kiết sử, hôn trầm thụy miên kiết sứ, thân kiến kiết sử, tham kiết sử, sân kiết sử) thì đắc quà nhị thiền (tu-đà-hàm) và có được trí hiếu biết siêu nhiên. Thiền sư phái tiếp tục đoạn diệt 5 thượng tầng kiết sử thì chuyến được trí tuệ siêu nhiên thành tuệ siêu thế. Ví dụ như chuyển thiên nhãn thông thành thiên nhãn minh (xin xem thêm giáo pháp thiền giới định tuệ trong kinh Nikaya).

Thiền sư có được thiên nhãn minh mới biết được rõ cái tâm. Đó là hạng người mà lòng không thay đổi vì tâm đã bất động trước các cảm thọ và các pháp thế gian (đã định được tâm hoàn toàn).

Đức Phật Thích Ca mâu ni và những đệ tử đắc quả vị A-la-hán do Đức Phật trực tiếp giáo hóa là những người lòng không thay đổi. Tấm lòng kiên định của họ được minh chứng qua nếp sống giản dị theo giáo pháp Bát chánh đạo. Những con người này thừa điều kiện vận động bá tánh cất bao nhiêu chùa nguy nga tráng lệ cũng được nhưng họ không làm.

Tâm đã định thì lòng không dời đổi.

Tâm đã định thì lòng không dời đổi.

Các bậc A-la-hán đều đã định được tâm (tâm bất động trước các cảm thọ và các pháp) nên trí hiếu biết siêu nhiên chuyến thành tuệ siêu thế tam minh (thiên nhãn minh, lậu tận minh và túc mạng minh).

Tâm đã định thì lòng không dời đổi. Trên đời nầy, ai cũng thay lòng đổi dạ chì trừ các vị A-la-hán.

Đức Phật Thích Ca mâu ni, bậc A-la-hán có được tuệ siêu thế tam minh biết rõ cái tâm liên hệ mật thiết với cái thân và đã thuyết giảng NGŨ UẨN, giải thích được lòng người do đâu mà có. Bài viết nầy hoàn toàn mượn ý của Đức Phật, không thêm ý riêng.

Các nhà thần học hoặc nhờ bản thân có đột biến não bộ hoặc nhờ lợi dụng người có đột biến não bộ có được trí tuệ siêu nhiên có thế tiếp xúc được hồn người chết, bèn thêu dệt ra một đấng vô hình gọi là thần linh. Cho nên, lòng người thế nào là do ý của thần linh...!

Muốn biết được ý của thần linh, mỗi tôn giáo có những cách khác nhau, công giáo có lễ Misa, con chiên ăn bánh thánh tượng trưng cho thịt Chúa, uống rượu thánh tượng trưng cho máu Chúa, có máu Chúa, có thịt Chúa trong người tức là Chúa thường trực ở trong Ta, Chúa sẽ cho Ta biết lòng người. Hồi giáo thì phải mỗi ngày 5 lần cầu nguyện Thánh Allah... Đạo Phật không tín ngưỡng thần linh. Lòng người chỉ là các trạng thái của tâm dung chứa trong ngũ uẩn... Chi cần biết rõ ngũ uẩn là biết rõ các trạng thái của tâm.

Ngũ uẩn là sắc uấn, thọ uẩn, tường uấn, hành uẩn và thức uẩn.

Sắc uẩn là thân xác, trên đó có 5 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da có nhiệm vụ cung cãp những gì tiếp xúc được cho bộ não. Nói một cách khác, nhờ 5 giác quan tiếp xúc được với thế giới bên ngoài mà não thọ nhận được những càm giác gọi là càm thọ. Nếu 5 giác quan bị hư hoặc không liên hệ được với não hoạc não bị hữ thì khồng có cám thọ nào. Tấm lòng hay trạng thái tâm là biếu hiện của một cảm thọ nào đó. Cảm thọ vui, buồn, không vui không buồn sinh ra trạng thái tâm hay tãm lòng vui, buồn, dửng dưng. Tất cà các loại cảm thọ vui, buồn, không vui không buồn tổ hợp lại được gọi là thọ uẩn.

Như vậy, nhờ sắc uẩn mà có thọ uẩn. Đó là mối liên hệ duy nhất giữa thân và tâm. Các uẩn còn lại có được là nhờ những cám thọ dung chứa trong thọ uấn không cần nhờ đến các giác quan của sẳc uẩn. Ví dụ, nhờ mắt mà dáng hình cùa người mẹ được giữ trong thọ uẩn của đứa con. Nếu lỡ mắt bị mù thì đứa con vẫn mô tả được dáng hình mẹ như khi còn sáng mắt. Đó là do dáng hình mẹ được lưu giữ trong tưởng uẩn. Có thể nói nhờ thọ uẩn mà có tưởng uẩn. Trình tự sẳp xếp 5 uẩn nói lên mối liên hệ sinh khởi theo trình tự sắp xếp. Có sắc uẩn mới có thọ uẩn, Có thọ uẩn mới có tưởng uẩn v.v.

Đọc tới đây, có lẽ bạn chưa rõ uẩn là gì? Tại sao có sắc uẩn thì mới có thọ uẩn? rồi mới có tưởng uấn? Rồi mới có hành uẩn? và sau cùng mới có thức uẩn? Uẩn nào là tâm?.

Theo kinh Nikaya, những thắc mắc trên được giải đáp như sau:

- Uẩn là gì? Đó là tổ hợp chứa đựng các trạng thái của tâm. Ví dụ: Thọ uẩn là tổ hợp chứa đựng các cám thọ vui, buồn, không vui không buồn. Tưởng uẩn là tổ hợp chứa đựng các tường nhớ cả yêu lẫn ghét. Hành uẩn là tổ hợp chứa đựng các kế hoạch hành động khác nhau. Thức uẩn là tổ hợp chứa đựng các nhận thức gọi là nhân sinh quan, thế giới quan, ý thức hệ.

- Tại sao có thọ uẩn mới có tưởng uẩn? Thọ uẩn chứa đựng các cảm thọ. Cảm thọ được ưa thích thì tường nhớ. cám thọ không được ưa thích thì muốn quên đi nhưng nào có quen được đâu! Tường nhớ được chuyến vào lưu trữ ở tổ hợp bền vững hơn được đặt tên là tưởng uấn, nên nói có thọ uẩn mới có tưởng uẩn. Gặp một lần mà nhớ suốt đời là nhờ tưởng uẩn. Lúc đó, không cần giác quan, không cần mắt mà vẫn thấy dáng hình đáng yêu, không cần tai mà vẫn nghe được lời êm ái. Đó là nhờ tưởng uẩn lưu giữ những gì lần đầu gặp gỡ được thọ uẩn chuyển qua tưởng uẩn.

- Tại sao có tưởng uẩn mới có hành uẩn? Tưởng uẩn chứa đựng những gì tưởng nhớ. Nếu nhớ cái ưa thích thì muốn hành động chiếm hữu. Nếu nhớ cái không ưa thích thì muốn hành động kham nhẫn, tránh né, trừ diệt. Do tưởng uẩn mà có những hành động nên nói có tưởng uẩn mới có hành uẩn.

- Tại sao có hành uẩn mới có thức uẩn? Chiếm hữú hay kham nhẫn, tránh né, trừ diệt tùy thuộc vào ý thức hệ nên nói có hành uẩn mới có thức uẩn.

- Uẩn nào là tâm? Mỗi uẩn là một trạng thái của tâm. Do thọ uẩn mà có trạng thái tâm vui, tâm buồn. Do tưởng uẩn mà có trạng thái tâm tham hay không tham, tam sân hay không sân, tâm quáng đại hay ích kỷ... Do hành uấn mà có trạng thái tâm thiện, tâm ác. Do thức uẩn mà có tâm tịnh, tâm động v.v.

Bạn thay đổi cách dán tâm bằng phương pháp (đi) kinh hành 'dán tâm' trên bước chân.

Bạn thay đổi cách dán tâm bằng phương pháp (đi) kinh hành "dán tâm" trên bước chân.

Mỗi trạng thái của tâm biểu hiện một tãm lòng.

Tóm lại, lòng người luôn thay đổi (bản tâm vô thường).

Lòng người khi thiện, khi ác; khi thương yêu khi ghét bỏ; khi quãng đại khi ích kỷ... Lòng người thay đổi theo ngũ dục ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da.

Mắt thấy tiền vàng không ai canh giữ thì lòng không tham đổi ra lòng tham. Tiền tài, nhan sắc, địa vị, món ngon vật lạ, nơi ngủ nghi sang trọng dê lắm thay lòng đổi dạ.

2) Nguyên nhân nào khiến lòng người thay đổi?

Lòng người có khác gì lòng ta: "Còn tiền thì được lòng người nhớ nhung lui tới với ta. Hết tiền thì bị lòng người quên lãng lánh xa ta".

"Bần cư náo thị vô nhơn vấn

Phú tại lâm sơn, hữu khách tầm"

Nghèo dù ở nơi thành thị đông người cũng không ai hỏi tới.

Giàu dù ở rừng núi cũng có nhiều người tìm thăm.

Lòng người biểu hiện các trạng thái cùa tâm. Tâm động thì lòng người thay đổi. Tâm tịnh thì lòng người không thay đổi.

a) Vì sao tâm động?

Phần trên luận giải "cái tâm có 4 cãp độ từ vi tẽ thô là thọ uấn chuyển dần sang vi tế ít thô là tường uẩn rồi sang vi tế là hành uẩn và sau cùng cực ky vi tế là thức uẩn. Mỗi uẩn là một tổ hợp chứa đựng nhiều trạng thái nội tâm khác nhau. Mỗi trạng thái nội tâm được biểu lộ bằng hình thức suy nghĩ, nói và làm nên gọi là lòng người, ví dụ:

- Cái tâm thọ uẩn được biểu hiện bằng hình thức vui, buồn, không vui không buồn. Vui vì lòng dục được thỏa mãn. Buồn vì lòng dục không được thỏa mãn. Lòng dục chính là cái ham muốn của mắt tai, mũi, lưỡi, thân nên có tên là ngũ dục. cái tâm thọ uẩn dê nhận biết qua 5 giác quan nên được xếp vào cấp độ vi tế thô (thô là dễ nhận biết, vi tế là vô hình). Như vậy, nguyên nhân lòng người thay đổi là do ngũ dục (cấp độ tâm thọ uẩn).

- Tâm tưởng uấn được biểu hiện bằng hình thức nhớ, quên, yêu ghét... (dai dắng hay bất chợt tùy nơi tùy lúc). Nhớ quá thì chạy đi tìm kiếm nên tâm động. Tâm tưởng là do ảo tưởng tà kiến chi mình mình biết chi mình mình hay, người khác không thể nào hay biết nên gọi là vi tế ít thô hơn. Như vậy nguyên nhân lòng người thay đổi là do ảo tưởng tà kiên (cấp độ tâm tưởng uẩn).

- Tâm hành được biểu hiện bằng những mưu mô toan tính. Yêu thì toan tính chiếm hữu. Ghét thì toan tính đề phòng, xa lánh, trừ diệt. Giữa yêu và ghét còn có trạng thái nghi ngờ. Tâm hành, chính bản thân còn chưa rõ "hành như thế nào" nên gọi là vi tẽ. Như vậy, nguyên nhân lòng người thay đoi do nghi, do thiên kiến (cấp độ tâm hành uẩn).

- Tâm thức được biểu hiện qua nhân sinh quan (sống để làm gì?), ý thức hệ (theo bè đảng nào, tôn giáo nào?). Tâm hành vô cùng bí ẩn nên gọi là cực kỳ vi tế. Như vậy, lòng người thay đổi theo nhân sinh quan, ý thức hệ.

Tóm lại, lòng người thay đổi vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến... nên gọi là tâm vô thường.

b) Vì sao tâm tịnh?

Tuy tâm vô thường, lúc tịnh, lúc động nhưng nếu tu tập đúng giáo pháp hành thiền giới - định -tuệ thì vẫn có thể định được tâm.

Tâm tịnh là tâm dán trên thân, không chạy rong theo ngũ dục còn được gọi là tâm định.

Nhờ định được tâm mà các thiền sư đắc thiền vị A-la-hán (thiền vị cuối cùng trong tứ thiền là tu-đà-hoàn, tu-đà hàm, a-na-hàm, a-la-hán). Tấm lòng các vị A-la-hán không còn thay đổi nữa vì tâm đa định! Thực hành định tâm phải theo giáo pháp tam vô lậu giới - định - tuệ do chính Đức Phật khám phá và đã trực tiếp chi dạy cho hàng vạn đệ tử, trong đó có các đệ tử đắc quà A-la-hán, đặc biệt có 10 đệ tử xuất sắc gọi là thập đại đệ tử luôn bên cạnh Đức Phật để truyền bá giáo lý và giáo pháp mà bây giờ gọi là Phật giáo Nguyên thủy.

Hành thiền giới định tuệ, lòng người có thay đổi cũng không ảnh hường gì tới ta.

Hành thiền giới định tuệ, lòng người có thay đổi cũng không ảnh hường gì tới ta.

Tâm tịnh được thực hành bằng cách tọa thiền nơi thanh vắng, đếm hơi thờ vào ra theo chu kỳ từ 1 đến 10 gọi là cách "dán tâm" trên hơi thở. Khi đã đếm trong một thời gian dài theo chu kỳ từ 1-10 mà không lẫn lộn, bạn đã dán được tâm trên hơi thở.

Bạn thay đổi cách dán tâm bằng phương pháp (đi) kinh hành "dán tâm" trên bước chân.

Khi đã dán tâm nhuần nhuyễn theo cách tọa thiền và kinh hành, bạn "vừa dán tâm vừa như lý tác ý" dùng tâm sai khiến thân gọi là pháp "thân hành niệm", và sau cùng bạn dán tâm trên công việc đang làm. Cách nầy chỉ là làm việc gì thì chỉ nghĩ đến việc đang làm, suy nghĩ, nói và làm đều dành cho công việc đang làm không dành cho việc sắp làm. Ví dụ đang sử dụng máy dập thì chú ý coi chừng kẻo đưa tay vào máy dập! Thế thôi!

c) Biết lòng người thay đổi đế làm gì?

Một là khi hát nghêu ngao "mưa buồn vì đời, mưa sầu vì lòng người" (ca từ của nhạc sĩ Huỳnh Anh trong bản Mưa Rừng), bạn cứ buồn, cứ sầu, đế bớt stress kèo chán đời quá thì tuyệt vọng. Nhưng không sao! Bạn lại hát tiếp "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng" (ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn). Nếu vẫn tuyệt vọng thì đọc bài viết nầy "Vì sao lòng người thay đổi" hoặc làm gì đó tùy bạn.

Hai là, đừng đòi hòi bất cứ ai chung thủy với mình, còn mình thì phàỉ sửa mình cho phù hợp với lòng người trong cộng đồng ý thức hệ nào đó. sửa được thì tốt, không sửa được thì tùy bạn.

Ba là, hành thiền giới định tuệ, lòng người có thay đổi cũng không ảnh hường gì tới ta!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thế gian giải là gì?

Kiến thức 18:00 18/05/2024

Trên kinh Địa Tạng đã nói là “vô số kiếp”, bạn phải chịu dày vò của khổ nạn. Đó là do bạn một niệm bất thiện, bạn ở ngay trong đời sống thường ngày tích lũy tội nghiệp, người như vậy chính là kẻ đáng thương mà chúng ta thường đọc thấy trên kinh điển.

Chuyện thị phi

Kiến thức 16:00 18/05/2024

Tụi con tu làm sao cho niệm thị phi rơi từng cánh, sáng ra thấy nó rụng hết, trơ trụi chẳng còn gì. Người xưa cũng khổ vì thị phi chớ không riêng gì tụi con. Đây là bệnh chung.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 15:40 18/05/2024

Vốn không ai biết ngày mai mình sẽ ra sao? Dù có đạt được những điều hằng mong ước thì liệu mình có hạnh phúc mãi với thành tựu ấy hay không?

Những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa nhất

Kiến thức 11:15 18/05/2024

Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...Từ đó, cả người chúc và người nhận đều có thêm phúc lộc và nhiều đời nhiều kiếp được kết duyên với Phật Pháp, thoát khỏi khổ đau, được bình an hạnh phúc.

Xem thêm