Chủ nhật, 15/10/2023, 12:29 PM

Vì sao pháp trì danh niệm Phật lại phù hợp với thời hiện đại?

Một số hành giả niệm Phật thường lo sợ rằng niệm Phật là pháp môn thấp, không có khả năng giải thoát. Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn, Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã chứng minh ngược lại rằng đây là pháp môn đơn giản, dễ hành trì nhưng hiệu quả tâm linh rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Vậy làm thế nào để hành giả đạt được “niệm niệm tương tục”, trải nghiệm chất liệu và chất lượng an vui trong cuộc sống? Sau đây là khai thị của cố Hòa thượng.

Pháp môn của Phật dạy rất nhiều, không pháp nào dễ đạt được kết quả hết. Chỉ có pháp dễ tu hay khó tu mà thôi. Đức Phật dạy thân người khó được, đã được rồi không khéo tu để mất thân này thì muôn đời khó đặng lại. Thời gian qua mau, đừng để luống qua mà uổng phí một đời.

Vì sao pháp trì danh niệm Phật lại phù hợp với thời hiện đại?

Vì sao pháp trì danh niệm Phật lại phù hợp với thời hiện đại?

Căn bản của sự tu hành là Giới, Định, Tuệ. Từ nơi Giới hạnh được tinh nghiêm mà tâm tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trần lao phiền não không chi phối được. Do được tĩnh lặng đó mà phát sinh ra Định. Và từ nơi Định mới sinh ra Tuệ. Tuệ này do có Định mới phát, chớ không phải do tạo tác mà thành. Nếu do tạo tác thì đó chỉ là phân biệt hơn thua, phải trái, hay dở. Và đó chỉ là ở trong vòng sinh tử mà thôi. Tuệ từ nơi Định sinh mới là giác, là giải thoát. Người đời không biết quý trọng nơi sự giải thoát mà chỉ lo làm cho mạnh thêm cái phân biệt hay dở nên không quan tâm gì đến Giới, Định, Tuệ. Tu pháp môn Trì danh niệm Phật cũng là cách đạt được Định và Tuệ.

Vì sao pháp trì danh niệm Phật lại phù hợp với thời hiện đại?

Như trên đã nói, pháp môn nào của Phật dạy muốn đạt được đều rất là khó, chỉ có dễ tu hay khó tu mà thôi. Pháp Trì danh niệm Phật thì rất dễ tu trong xã hội hiện đại. Nghĩa là ai cũng tu được. Dù mình đang đi bộ, hay đi trên xe niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được và khi mệt mỏi quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được mà thôi. Còn các pháp môn khác phải ở nơi vắng lặng hay thiết lập đạo tràng thì mới thực hiện được.

Khi thực hiện pháp Trì danh niệm Phật thì lòng tin phải cho sâu chắc; tâm nguyện phải thiết tha và công hạnh phải chuyên cần. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ.

Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm thì mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến, nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm niệm tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhân của Niệm Phật Tam-muội. Được vậy thì sự vãng sinh mới bảo đảm. Bởi được Thánh chúng vây quanh tiếp rước không phải chuyện dễ dàng. Có tương ưng với đại nguyện của đức Phật A Di Đà thì mới có cảm ứng.

Pháp môn Trì danh niệm Phật là pháp môn dùng âm thanh làm phương tiện, nên dù niệm lớn hay nhỏ, hoặc niệm thầm cũng đều là âm thanh. Cho nên, chỉ có khi nói chuyện mới không thực hành được. Vì vậy, Bồ tát Giác Minh Diệu Hạnh có dạy:

“Ít nói một câu chuyện

Nhiều niệm một câu Phật…”.

Vì thế, ta phải bớt đi những duyên lăng xăng chung quanh để dành nhiều thời gian mà niệm Phật. Nếu lăng xăng tạp loạn nhiều quá mà niệm Phật ít quá thì sẽ không đủ lực để lấn áp vọng tưởng, khó mà nhiếp tâm được!

(Nguồn: www.daophatngaynay.com)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm