Vì sao rất khó để nhận biết phiền não vi tế?
Phiền não bao gồm sáu căn bản phiền não và hai mươi tùy phiền não. Tổng cộng có tám mươi tâm sở, bởi những vọng tưởng phiền não này rất vi tế nên chúng ta khó có thể hiểu được và việc chúng nắm giữ các suy nghĩ cũng như đem lại những vấn đề rắc rối trong đời sống như thế nào.
Hãy lấy ví dụ về tham, một trong sáu căn bản vô minh. Cho đến giờ, chúng ta không thực sự hiểu được “tham” thực chất nghĩa là gì. Thông thường chúng ta chỉ hiểu tham ở mức độ thỏa mãn về cảm xúc, tuy nhiên theo quan kiến Phật giáo thì tham không chỉ là sự bám chấp, sự thèm khát của những giác quan mà đấy là những quan niệm do tâm phóng chiếu trên một đối tượng, do đó đem lại những rắc rối cho chính chúng ta. Tham sẽ làm sai lệch cách hiểu và cách nhìn nhận về đối tượng đó, sau đấy chúng ta sẽ bị ảo giác khiến cho bản thân trở nên ám ảnh, thèm khát đối tượng mong muốn.
Để có thể hiểu biết được bản chất của tham muốn thực sự là điều không dễ dàng vì điều này đòi hỏi bạn phải có thời gian và thực sự kiểm soát được tâm mình, qua đó có thể đặt câu hỏi và hiểu được quan điểm của bản thân về những đối tượng của tham. Nếu không, chúng ta không thể thấy được những trò lừa gạt của tâm mình. Với điệp khúc lặp đi lặp lại “tôi cảm thấy, tôi muốn”, tham luôn đánh lừa, dẫn dụ và gây hỗn loạn cho cuộc sống của chúng ta.
Do vậy, bạn đừng vội suy nghĩ cho rằng mình đã biết hết mọi thứ về tham. Chúng ta có thể lắng nghe những lý giải về “tham” trong một năm trời nhưng vẫn sẽ chỉ hiểu được khái niệm này về mặt tri thức bên ngoài. Để nhận chân được “tham”, chỉ có một hiểu biết mơ hồ là không đủ mà chúng ta cần thâm nhập và tạo dựng một hiểu biết chắc chắn nơi nội tâm,qua nỗ lực tinh tiến thực hành Phật pháp.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại với tâm của mình: tâm hòa đồng theo sự vận hành vô minh và nương theo đó. Nếu tâm không cộng hưởng như vậy, nếu tâm vận hành đúng đắn thì mọi việc vẫn ổn cho dù có xảy ra điều gì. Nhưng như đã giải thích, cho đến lúc này tâm vô minh là vị Vua sai sử mọi hoạt động, suy nghĩ, nhận thức từ thô đến vi tế của chúng ta, và đây là lý do vì sao chúng ta cần thực hành tịnh hóa qua các giai đoạn Phát triển và Thành tựu để nhận ra phẩm tính hoàn hảo của tâm. Sáng tạo là một phương diện của tâm, bản ngã là một phương diện của tâm và trí tuệ cũng vậy. Vì thế, tâm chứa đựng tất cả, bao gồm cả trí tuệ và vô minh. Chừng nào chúng ta còn chưa giác ngộ, tâm còn mang hai phương diện trí tuệ và vô minh, bởi thế chúng ta còn vô minh và bấn loạn.
Trích ấn phẩm “Bản tôn – Chân ngôn – Trí tuệ” - Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm