Chủ nhật, 27/03/2022, 22:02 PM

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Dĩ nhiên trong đời sống chẳng ai thoát khỏi bệnh tật, không đau này thì ốm nọ.

Nhưng đau bệnh mà có người chăm sóc là còn phước. Có một số người, đã đau bệnh lại còn bạc phước không người săn sóc nên đau chồng thêm khổ.

Người đời lập gia đình, có con cháu một phần là để tựa nương lúc ốm đau. Người xuất gia sống không gia đình, khi đau ốm chủ yếu nhờ vào sự đùm bọc của tăng thân, đạo hữu. Nhưng vì nhiều nhân duyên, một số vị xuất gia khi bệnh tật phải tự xoay xở, chịu đựng một mình. Bấy giờ thân bệnh, tâm khổ là điều khó tránh. Theo Thế Tôn, sở dĩ người bệnh không được người khác chăm sóc vì nhân duyên lúc mạnh khỏe không tích lũy phước báo thăm bệnh người khác.

“Một thời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấy giờ, trong thành La-duyệt có một Tỳ-kheo đau nặng đến nguy kịch, nằm một chỗ, đại tiểu tiện, không thể tự ngồi dậy, cũng chẳng có Tỳ-kheo nào đến thăm hỏi chăm sóc. Ngày đêm thầy xưng danh hiệu Phật: Sao Thế Tôn chẳng thương xót ta?

chua_benh_bang_tinh_thuong_2

Khi ấy, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo ấy kêu than, hướng về Như Lai. Thế Tôn bèn bảo các Tỳ-kheo:

- Ta với các thầy đi thăm các phòng liêu, xem xét chỗ ở.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Khi ấy, Thế Tôn bèn cùng các Tỳ-kheo vây quanh trước sau, đi thăm qua các liêu phòng. Tỳ-kheo bệnh xa thấy Thế Tôn đến, liều muốn ngồi dậy mà không cử động nổi. Thế Tôn đến bên chỗ Tỳ-kheo ấy, bảo rằng:

- Thôi, thôi! Này Tỳ-kheo, đừng tự cử động. Ta tự có chỗ ngồi sẵn.

Khi ấy, Tỳ-sa-môn Thiên vương biết ý nghĩa của Như Lai, từ thế giới Dạ-mã ẩn, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, đứng qua một bên.

Thích-đề-hoàn-nhân biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, từ cõi Phạm thiên ẩn, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui qua một bên.

Trời Tứ thiên vương biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, bèn đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui đứng một bên.

Khi ấy, Phật hỏi Tỳ-kheo bệnh:

- Hôm nay bệnh khổ của thầy có thuyên giảm chăng?

Tỳ-kheo thưa:

- Bệnh khổ của đệ tử tăng chứ không giảm, rất ít được nhờ cậy.

Phật hỏi các Tỳ-kheo:

- Người khám bệnh hiện ở đâu? Người nào đến thăm bệnh?

Tỳ-kheo bạch Phật:

- Nay mắc phải bệnh này, không có ai trông nom.

Phật bảo Tỳ-kheo:

- Trước kia, khi thầy chưa bệnh, có đến thăm hỏi người bệnh chăng?

Tỳ-kheo bạch Phật:

- Không đến hỏi han các người bệnh.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Nay thầy không có lợi lành ở trong Chánh pháp. Vì sao? Vì không đến hỏi thăm bệnh. Nay Tỳ-kheo chớ lo sợ, Ta sẽ đích thân cung dưỡng cho thầy, không để thiếu”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 44. Chín nơi cư trú của chúng sanh [trích] - VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.213)

Nhân quả thật rõ ràng, cụ thể. Vì lúc khỏe mạnh ta không thăm hỏi, quan tâm đến người bệnh nên khi mình bị bệnh chẳng đoái hoài đến mình.

Lời nhắc nhở khéo léo và nhẹ nhàng “Nay thầy không có lợi lành ở trong Chánh pháp. Vì sao? Vì không đến hỏi thăm bệnh” của Thế Tôn khiến ta giật mình. Chính sự bận rộn hay hờ hững vô tâm mà ta đã đánh mất cơ hội quý giá quan tâm đến mọi người đang bệnh khổ xung quanh nhằm tạo phước cho chính mình.

Thế Tôn đã nhiều lần khuyến dạy về phước báo to lớn của việc chăm sóc người bệnh, nhất là với những bạn đồng tu. Thực tế, có một số vị xuất gia sau khi trải qua cơn bạo bệnh chợt thấm thía ra nhiều giá trị về tình đời, nghĩa đạo.

Đành rằng, trước tự trách mình sau mới trách người. Qua pháp thoại này, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn, nhất là những lúc hoạn nạn. Giúp người mà kỳ thực là để giúp mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm