Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vì sao trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức không cháy? (2)

Nơi cất giữ trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức đã được hé lộ, song những bí mật xung quanh trái tim vẫn như còn phủ bởi một lớp sương mờ khiến nhiều  người ám ảnh.

Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức xem như đã tìm ra nhưng những câu hỏi xung quanh Phật bảo đó vẫn còn. Đương nhiên những hiện tượng tâm linh thì không thể dùng khoa học mà giải thích, mà phải được chứng minh bằng chính góc nhìn của tâm linh. Khi nhắc về Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và “trái tim bất diệt” của Ngài thì những điều thắc mắc đầu tiên là: Vì sao Bồ tát lại để lại quả tim? Quả tim ấy có ý nghĩa như thế nào? Vì sao nung không cháy?... Từ trước đến nay, gần như chưa có câu trả lời nào rõ ràng về vấn đề này.

Bài liên quan
Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền khi ngọn lửa bùng cháy  

Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền khi ngọn lửa bùng cháy  

HT. Thích Quảng Đức có thể ngồi an nhiên không chút cử động, giãy giụa, kêu than trước ngọn lửa dữ đang bùng cháy trên thân mình, nhiều ý kiến cho rằng Hòa thượng đã bị chích thuốc tê, thuốc mê, thậm chí một số ý kiến ác ý còn cho rằng các “ác tăng” đã “nướng” HT Thích Quảng Đức.

Các vị hòa thượng mà chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện trong suốt quá trình đi tìm “Trái tim bất diệt” đều khẳng định đó chỉ là những ý kiến cố tình xuyên tạc sự thật, xuyên tạc Phật giáo của thành phần bất hảo. Nếu là người có trí tuệ, niềm tin vào những điều tốt đẹp của tinh thần Phật giáo thì không ai nghi ngờ tâm nguyện cao cả của HT Quảng Đức cả. Đó là tâm nguyện tự thiêu để cứu Phật giáo, cứu chúng sinh.

Khái niệm xá lợi trong Phật giáo: Phần nào còn lại của một thi hài sau khi hỏa táng thì được gọi là xá lợi? Vì thế trái tim của Bồ tát hiện tại còn được gọi là xá lợi trái tim. Từ xưa đến nay, việc tồn tại xá lợi là không quá hiếm trên thế giới và không phải chỉ có bậc tu hành chứng đạo mới có xá lợi, mà người bình thường, nhiều khi cũng có thể có. Xá lợi phổ biến nhất là những mẫu xương, răng; đặc biệt hơn thì có một Pháp sư ở Trung Quốc có xá lợi lưỡi... Tuy nhiên, xá lợi trái tim như Bồ tát Thích Quảng Đức thì gần như là độc nhất.

Thông điệp của Bồ tát Thích Quảng Đức để lại là

Thông điệp của Bồ tát Thích Quảng Đức để lại là "Xả thân vì Đạo Pháp và Dân Tộc" với tinh thần Bi-Trí-Dũng sáng ngời và sự nhiệm màu của Phật Pháp

Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao lại là xá lợi trái tim mà không phải là răng, xương?

HT Giác Toàn chia sẻ rằng: Xá lợi hay anh linh là những gì thuộc về tâm linh con người, là sự đúc kết của tâm lực cả đời. Bồ tát Thích Quảng Đức như là một đạo sư, đương thời là một Hòa thượng, Ngài tập trung tâm đức hiền trong cả đời làm đạo của mình.

Khoảng thời gian 1963, giữa thời đạo pháp bị nhiều sự chi phối, có dấu hiệu đưa đến chỗ suy vong nên tâm lực và đạo lực của Bồ tát tạo ra một niềm tin mãnh liệt về việc thiêu thân để cúng dường Tam Bảo; để biểu lộ tấm lòng của mình đối với đạo pháp và dân tộc, với sự hòa bình của thời đại. Ngài đã dâng tâm lực cả đời tu tập vào hạnh nguyện đó. Tất cả tâm lực ấy tập trung vào trái tim từ bi của Ngài.

Ở một góc độ khác, nói về “trái tim bất diệt” của Bồ tát Quảng Đức, một người thầy trong Chánh pháp của mình, Thượng tạo Thích Giác Trí cho rằng: “Trái tim bất diệt” không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt thế gian mà còn ở mặt Phật pháp, tâm linh bởi sự kết tinh thành trái tim bất diệt là cả một quá trình, hạnh nguyện to lớn của một vị tu hành. Để có “trái tim bất diệt” đó là do Bồ tát tu và chứng được “Pháp hoa Tam muội”, đi vào đại định, nên lửa của thế gian và nhiệt độ thế gian không thể nào đốt được trái tim.

Cố HT. Thích Thông Bửu, trưởng Pháp tử của Bồ tát Quảng Đức

Cố HT. Thích Thông Bửu, trưởng Pháp tử của Bồ tát Quảng Đức

Về điều này, trong một tài liệu quý viết về Bồ tát của HT. Thích Thông Bửu khi còn tại thế, hiện đang lưu giữ tại Tổ đình Quán thế Âm có một phần nhỏ đề cập đến. Tài liệu này giải thích vì sao Bồ tát có thể ngồi vững 15 phút trong đám lửa đang bừng cháy? Vì sao Ngài có xá lợi trái tim?

Vốn là người theo tu học cùng Bồ tát nhiều năm, HT. Thông Bửu đã giải thích về hiện tượng mầu nhiệm này dưới góc độ Pháp môn tu tập và sự chứng đắc của Bồ tát. Cụ thể thì Bồ tát Thích Quảng Đức đã chứng Tam muội hỏa bằng Pháp môn tu tập theo kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, tức là tụng và sống theo kinh Pháp Hoa. Cụ thể, trước ngày tự thiêu, Bồ tát đã nhịn thọ thực một tuần và tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa.

Về việc Bồ tát chứng đắc Tam muội hỏa, trong tài liệu của HT. Thích Thông Bửu có ghi rằng khi tu tập, gạn lọc hết uế tạp, tức là đoạn diệt được tham, sân, si, chỉ còn đắc một điểm là chánh định, khi đó là lúc chứng đắc Tam muội hỏa.

Bồ tát Thích Quảng Đức đã chứng đắc Tam muội hỏa nên khi thiêu mới ngồi vững và có Xá lợi trái tim bởi “lửa chánh định” vượt xa lửa thường nên Ngài không còn thấy nóng. Hay nói cách khác, chính lửa Tam muội đã khiến trái tim Bồ tát Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại.

Nói thêm về hồng danh “Bồ tát” của Bồ tát Thích Quảng Đức, Thượng tọa Thích Giác Trí cho biết đó là hồng danh do Giáo hội Phật giáo suy phong và thế gian tôn thờ bởi HT Thích Quảng Đức đã viên mãn được Bồ tát hạnh và Bồ tát nguyện sau khi cất lửa tự thiêu mình.

Nhưng thế nào là viên mãn Bồ tát hạnh? Thế nào là chứng đắc quả vị Bồ tát?

Thượng tọa Giác Trí, trụ trì di tích Tổ đình Quán Thế Âm

Thượng tọa Giác Trí, trụ trì di tích Tổ đình Quán Thế Âm

 

Thượng tọa Giác Trí cho biết, do ngài Thích Quảng Đức đã đạt hai tiêu chuẩn:

Một là bố thí ba la mật, hai là nguyện lợi ích tha nhân, và cả hai nguyện này đều đạt thành tựu một cách viên mãn. Đầu tiên, bố thí ba la mật là Ngài dùng thân mình bố thí cúng dường chư Phật một cách hoan hỷ bằng cách tự thiêu, mà là thân tu chứng chánh định chứ không phải thân phàm tục.

Thứ hai, nguyện lợi ích tha nhân của Ngài đã viên thành, Ngài tự thiêu đòi Ngô triều thực thi năm nguyện vọng Phật giáo, thực hiện bình đẳng tôn giáo, không những thế mà đối với đời cũng toàn vẹn. Chính vì thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới mới suy phong ngài là Bồ Tát Thích Quảng Đức với hồng danh đầy đủ là: Nam mô Vị Pháp thiêu thân Bồ tát Thích Quảng Đức.

Với Thượng tọa Thích Đồng Bổn thì trái tim chính là tấm lòng của Bồ tát Quảng Đức đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Khi còn tại thế, Ngài đã đi hết nơi này đến nơi khác để xây chùa, xây xong chùa này lại đi đến nơi khác xây chùa khác. Xây xong là Ngài đều giao lại cho người khác trông nom. Cũng chính vì xây nhiều chùa như thế mà trước đây, có lời đồn xuyên tạc rằng HT Quảng Đức chỉ xây chùa để bán.

“Tôi đi về quê cố Hòa thượng cùng một nhà báo Mỹ tìm hiểu tận chân tơ kẽ tóc những ngôi chùa Hòa thượng đi qua. Chúng tôi đều biết ông ấy để chùa lại cho người ta sau khi đã xây xong chứ không lấy một đồng bạc nào” – Thượng tọa Thích Đồng Bổn chia sẻ.

Hơn 50 năm đã qua rồi, trái tim Bồ tát trong tháp đồng ấy có còn không? Dư luận và ngay cả nhiều tín đồ Phật giáo đặt câu hỏi như vậy. Song, qua quá trình đi tìm bí mật về trái tim Bồ tát, người viết bài đã nhận ra một điều rằng: thế gian đã gọi xá lợi trái tim ấy của Bồ tát Thích Quảng Đức là “trái tim bất diệt” suốt 50 năm qua thì tại sao chúng ta lại băn khoăn chuyện trái tim còn hay đã tan theo năm tháng? Bởi “trái tim bất diệt” ở đây hẳn không phải là trái tim rắn như khối đá đang nằm trong một két sắt của ngân hàng. Vì suy cho cùng, đó chỉ là trái tim vật chất có hình tướng, mà vật chất thì khó có thể nào trường tồn với thời gian. Chỉ có trái tim từ bi, bác ái mang giá trị tâm linh, tinh thần mới là “trái tim bất diệt” thật sự.

Nơi thờ xá lị của BT Thích Quảng Đức

Nơi thờ xá lị của BT Thích Quảng Đức

Hình ảnh quả tim Bồ Tát Quảng Đức đã chứng minh cụ thể cho tấm lòng từ bi của muôn người con Phật. Trái tim ấy cũng trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo, Tổ quốc Việt Nam và là trái tim của nhân loại yêu chuộng tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Phật giáo thường thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Xem thêm