Vì sao tu khổ hạnh cực đoan không phải là con đường thoát khổ?
Đến cuối thời kỳ sáu năm thực hành miên mật, Bồ Tát Tất Đạt Đa tự hỏi vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan? Bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy một chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ.
Do vậy, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và sự hành xác tới gần như kiệt quệ. Ngài cũng nhận ra rằng nếu chỉ thiền định an trụ tâm trong hư không vô biên, như các bậc thầy tu khổ hạnh đã dạy Ngài, sẽ không bao giờ chấm dứt khổ đau trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Vì vậy, Thái tử quyết tâm đi theo con đường Trung đạo của chính mình.
Sáu năm tu ép xác tu khổ hạnh
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu học với hai vị thầy Bà la môn theo đạo Hindu danh tiếng là A-ra-la-ca-lan (Alara Kalama) và Uất-đà-ka-la-ma-tử (Udaka Ramaputta). Họ hướng dẫn Ngài quán chiếu về sự hư ảo của vạn pháp và thiền tĩnh trụ. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, Thái tử đã nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Vậy nên Thái tử đi đến khu rừng bên bờ sông Ni Liên Thiền (Neranja) và nhập vào nhóm năm tu sỹ khổ hạnh gồm Kiều Trần Như (Anjanata) , A Thuyết Thị (Ashvajit), Bà Sư Ba (Vaspa), Ma Ha Nam (Mahanama) và Bạt Đề (Badrika). Những người này về sau trở thành năm đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
Đường tu khổ hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp
Thời gian này, Thái tử nghiêm ngặt áp dụng phương pháp tu tập ép xác khổ hạnh, thiền định về trạng thái tỉnh giác rộng lớn như hư không. Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni. Ngài không hề dịch chuyển, chỉ ngồi thiền tĩnh lặng như một tảng đá, đến nỗi kiến còn làm tổ ngay dưới chỗ ngồi của Ngài. Trâu nước và tụi trẻ chăn trâu đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hắc Mâu Ni kỳ quái này. Vài đứa nghịch ngợm còn đốt nóng que cời bằng sắt và đâm vào lỗ tai Ngài để trêu chọc.
Trong khi Ngài thiền định, chư thiên xuất hiện trên bầu trời và bạch với Bồ Tát Tất Đạt Đa rằng mẫu thân của Ngài đã tái sinh ở cung trời Đâu suất. Trong suốt sáu năm tu khổ hạnh, Bồ Tát Tất Đạt Đa chỉ mở lời một lần duy nhất, để khuyên nhủ chư thiên đừng buồn rầu lo lắng cho Ngài, vì Ngài sẽ sớm đạt thành Chính giác. Các chư thiên rất hoan hỷ khi được nghe những lời này và vội vàng quay trở về cõi thiên để báo tin với mẫu thân Ngài, Hoàng hậu Ma Da.
Đến cuối thời kỳ sáu năm thực hành miên mật, Bồ Tát tự hỏi vì sao mình nỗ lực hành đạo theo con đường cực đoan, bởi đạo khổ hạnh không hề cho thấy chút khả năng nào mang lại hỷ lạc hay trợ duyên giác ngộ. Do vậy, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và sự hành xác tới gần như kiệt quệ. Ngài cũng nhận ra rằng nếu chỉ thiền định an trụ tâm trong hư không vô biên, như các bậc thầy tu khổ hạnh đã dạy Ngài, sẽ không bao giờ chấm dứt khổ đau trong ba cõi. Vì vậy, Thái tử quyết tâm đi theo con đường Trung đạo của chính mình.
Bát cháo sữa cúng dường khiến Đức Phật hồi phục sinh lực
Bên bờ sông Ni Liên Thiền, gần nơi Đức Phật tu khổ hạnh suốt sáu năm, có một ngôi làng lớn. Hai thiếu nữ xinh đẹp, nhỏ tuổi hơn Thái tử Tất Đạt Đa một chút, tên gọi Sujata và Supriya, sống trong làng. Họ đã được nghe kể rất nhiều điều kỳ diệu về Thái tử Tất Đạt Đa, ví dụ như Thái tử dung mạo tuấn tú phi phàm, tài năng xuất chúng trong tất cả sáu mươi tư loại hình nghệ thuật và có tấm lòng vô cùng nhân từ, độ lượng. Trong suốt mười hai năm, hai nàng giữ gìn phẩm hạnh đoan trang, khuôn phép lễ giáo và âm thầm cầu nguyện rằng một ngày nào đó sẽ được tuyển làm phi tần của Thái tử mà không hay biết rằng Thái tử đã xuất gia xả bỏ đời sống thế tục.
Một hôm, hai nàng nhận được lời sấm cát tường từ chư thiên, mách bảo họ hãy cúng dường thực phẩm lên hai vị tu sĩ khổ hạnh, để được viên mãn ước nguyện. Hai cô gái vô cùng hân hoan khi nghe được lời truyền dạy, vì ước mơ của họ sắp trở thành sự thực. Họ liền vắt sữa từ năm trăm con bò lông đỏ, nấu một nồi cháo sữa và ủ nóng trọn một đêm trong một góc nhà sạch sẽ. Sáng hôm sau, nồi cháo sữa thơm ngon tuyệt hảo, trên bề mặt kem sữa mịn màng nổi lên hình Tám tướng Cát tường linh thiêng thù thắng.
Hai vị Thiên Vương là Phạm Thiên và Đế Thích liền hóa thành hai vị tu sĩ khổ hạnh, và hai cô gái tưởng họ chính là những người cần được cúng dường thực phẩm theo lời sấm truyền. Khi hai cô gái hoan hỷ cúng cháo sữa lên Đế Thích Thiên Vương, Ngài liền dạy: «Các cô cần cúng dường Thiên Vương Phạm Thiên trước», nhưng Ngài Phạm Thiên lại dạy: «Nếu các cô cúng dàng thực phẩm này lên một vị thiên nam hoặc thiên nữ, cô sẽ tích lũy được nhiều công đức hơn”. Sau đó, hai vị thiên tử liền hiện nguyên hình và đồng giảng: ”Nếu các cô cúng dường thực phẩm này lên Bồ Tát Tất Đạt Đa, người đang tu hành khổ hạnh bên bờ sông Ni Liên Thiền, công đức tích lũy được sẽ tăng lên gấp bội và mọi ước nguyện đều sẽ được viên mãn”. Vâng lời, hai nàng đựng cháo sữa vào một chiếc tô quý báu nhất để cúng dường Bồ Tát. Khi họ tìm thấy Ngài, thân xác gầy gò, kiệt quệ, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở mong manh, yếu ớt.
Hai nàng vô cùng hoan hỷ vì họ biết đã tìm được đúng vị Bồ Tát như chư thiên mách bảo, họ liền dâng cúng chiếc tô quý báu đựng đầy cháo sữa thơm ngon. Ngài tiếp nhận thực phẩm cúng dường và trả lại chiếc tô quý giá, nhưng hai nàng nói: «Thưa bậc Chân tu cao quý, chúng con xin cúng dường cả chiếc tô báu, chúng con không muốn lấy lại, cúi xin Người hãy giữ lại để dùng”. Bồ Tát trả lời Ngài cũng không cần đến chiếc tô. Ngài liền thả nó xuống dòng sông Ni Liên Thiền, ngay lập tức chư thần Naga vô cùng hoan hỷ đón nhận. Song cùng lúc đó, chư thiên liền hóa thành linh điểu Garuda khổng lồ lao vút xuống, ngậm ngay cái tô và mang về cõi thiên. Bù lại, chư thiên mang tặng cho thần Naga một chiếc bát khất thực làm bằng ngọc lưu ly của cõi thiên.
Sau khi thọ dụng bát cháo sữa ngọt lành, Bồ Tát hỏi hai cô gái: “Các con mong muốn thành tựu nguyện ước gì khi dâng cúng cháo sữa cho ta?”. Không hề biết rằng Bồ Tát chính là Thái tử, hai nàng cung kính trả lời: “Thưa Bậc chân tu tôn quý, chúng con chỉ mong nguyện được trở thành phi tần của thái tử Tất Đạt Đa ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ”. Bồ Tát hỏi: “Vậy hai người không biết Thái tử đã xuất gia hay sao?”. Hai cô gái sửng sốt, im lặng một lúc rồi phát nguyện: “Vậy chúng con nguyện cho Thái tử sớm đạt thành giác ngộ”. Nhờ bát cháo cúng dường, thân thể Bồ Tát nhanh chóng hồi phục lại sinh lực, da dẻ trở nên tươi sáng, đẹp đẽ như dát ánh vàng.
(Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm