Khổ hạnh và tiện nghi
Qua kinh điển có thể hiểu về khổ hạnh là trải nghiệm cần có để tu sinh Phật giáo cất bước trên dấu chân Thầy, Đức Chí Tôn, đã đi và ngộ. Khổ hạnh như điều kiện cần để hấp thu giáo lý cách chân xác nhất, một dạng “tri thức” đặc biệt không thể so ngang tri thức khoa học thông thường.
Khổ hạnh là trải nghiệm cần có để tu sinh Phật giáo cất bước trên dấu chân Thầy, Đức Chí Tôn, đã đi và ngộ
Người ta có thể học triết học trong nhiều điều kiện, sự khác biệt về điều kiện chỉ làm nhanh hay chậm quá trình tiếp thu. Kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật cũng có thể coi ngang như thế. Nhưng, ánh sáng tâm linh Phật giáo Đức Chí Tôn bằng trải nghiệm sinh – tử đạt ngộ được không thể như thế, và vì vậy chúng ta không thể cho rằng những học viện nhà trường đó đây trên thế giới xây dựng chương trình hóa kinh điển và lịch sử Phật giáo thành giáo trình, đào tạo nên những cử nhân thạc sĩ và tiến sĩ Phật học là ngang như tu sĩ Phật giáo có học có tu, khác biệt ấy mang tính nguyên tắc. Ở đây không thể xem mọi con đường đều đi đến La Mã.
Đức Thích Ca Mâu Ni vốn ở giai tầng cao, trí thức lớn theo tiêu chuẩn đương thời nhưng Người phải trải qua quá trình gian nan khó tin, gian nan về thể xác và tinh thần, để đạt đến cảnh giới giải thoát và chứng ngộ tuyệt đối: THẤY ĐẠO. Các sinh viên chọn ngành đào tạo Phật học như một mã ngành trong hệ thống giáo dục đại học hay một mã ngành nghiên cứu sau đại học, là trí thức theo chuẩn mực thông thường. Họ không đi trên con đường Đức Phật đã đi, và dưới góc nhìn Phật pháp. “thu hoạch” họ có không chắc như những gì mà Đức Phật khuyến cáo hay các đệ tử chân chính của Ngài đã làm để ngộ.
Thời Đức Phật tại thế, công tác hoằng pháp của Ngài tiến hành và có được phản ánh lại đến này khác với cách hoằng pháp bây giờ. Ngày ấy không có hệ thống giáo dục phật giáo tương đối bài bản và về kỹ thuật, như các hệ thống giáo dục của đời.
Ở Việt Nam ngày nay, Phật giáo có hệ thống giáo dục sơ cấp, trung - cao cấp NHƯ hệ thống giáo dục – đào tạo dân sự của nhà nước (công lập). Sau khi tốt nghiệp THPT, giác ngộ và theo con đường tôn giáo (PG), các thí sinh dược các cơ sở phật giáo và các ban trị sự xem xét chuẩn thuận để ứng thí vào các ngành đào tạo của giáo hộ có trên cả nước với nhiều cấp học, đương nhiên có sự chuẩn thuận của nhà nước. Kinh điển tôn giáo được chương trình hóa, như có nói ở phần đầu, cách khoa học và hợp nguyên tắc sư phạm để thuận cho các giảng viên là những bậc uyên bác của tôn giáo chuyển giao tại các giảng đường. Kiểm tra thi cử đánh giá như trong các trường của nhà nước.
Nhưng, các sinh viên ấy đã là tu sĩ tôn giáo, họ đã có tu và học trước tại các cơ sở của Giáo hội với các thầy tổ, ân sư, tiếp cận phần nào ánh sáng chân lý mà họ tin.
Một con đường khác đã đề cập trước tiên ở trên, dành cho các nhà nghiên cứu hay làm công tác quản trị nhà nước về tôn giáo - viên chức, tu nghiệp hay học để phục vụ nhu cầu tiếp cận tôn giáo cho hành chính, kinh doanh, truyền thông... Các sinh viên hay nghiên cứu sinh dạng này không nhất thiết là phật tử hay có niềm tin tôn giáo, họ có thể không có tôn giáo hay thuộc tôn giáo khác, họ không nhất thiết tu, họ chỉ học.
Con đường ấy, học phật giáo, không có trải nghiêm khổ hạnh – và khác biệt ấy là khác biệt mang tính nguyên tắc
Cũng như đã nói, tôn giáo không thể sánh ngang các ngành học thông thường, và học như thế có đạt đến chân tướng phật giáo, chạm được những gì mà Đức Phật đã chạm? Cá nhân tôi cho rằng không. Nhưng để hiểu, biết, kết nối và tương tác với phật giáo và giáo hội thì được, và có lẽ “người ta” xây dựng mục tiêu ngành học đến chừng đấy. Không phải chỉ ở Việt Nam mới có hình thức đào tạo này, các quốc gia phát triển nhất đều có, Mỹ là một ví dụ.
Con đường ấy, học phật giáo, không có trải nghiêm khổ hạnh – và khác biệt ấy là khác biệt mang tính nguyên tắc. Chuyện đấy cũng không bàn nói được, “người ta” đâu phải tu sĩ hay phật tử, không thể đem giới luật dù chỉ ngũ giới – để phán xét. Việc xã hội dung nạp và phát triển loại hình đào tạo này rất đáng lạc quan cho xã hội ấy và cho Phật giáo.
Nhưng con đường ấy cũng có trong chính phật giáo, lại rất khác. Tôi từng được thấy, biết cách trực quan những tu sinh phật giáo trong màu cà sa phì phèo khói thuốc sành điệu nơi công cộng, hay trong chính các cơ sở phật giáo nghiêm cẩn nhất; những “công xa” hạng VIP mát lạnh và giắt tiền ngang tiêu chuẩn chính khách; những tiện nghi hàng đỉnh trong các phòng khách của cơ sở phật giáo và – xin lỗi- chỗ riêng tư của tu sĩ; những dế đẹp đến nỗi đại gia ngoài đời cũng mơ, laptop- máy tính chính hãng, máy ảnh máy quay hàng chục triệu... Và đấy chỉ mới phần nổi. Tôi từng biết tu sĩ phòng hotel có sao ở đô thị lớn vốn chỉ thích hợp với túi tiền thương nhân thành đạt. Tôi còn biết những tịnh thất kín đáo sơ xài nhưng mở cửa ra mới té ngửa vì bên trong rất tiện nghi!
Phật giáo không dùng khổ hạnh để hành xác con người như có cách hiểu sai, khổ hạnh là điều kiện để hành giả tiếp cận chân lý mà nếu thiếu điều kiện ấy không thể đạt đến. Tứ diệu đế sao có thể thấm thía khi không khổ hạnh? Trong khổ hạnh tu sĩ và phật tử mới thấu triệt vô thường, bất tịnh, các cảnh giới, thấy mình thấy người thấy vũ trụ, thấy hết không gian – thời gian. Mà sự khổ hạnh ấy không đến nỗi như có người ngộ nhận, nó vừa phải và ở ngưỡng chấp nhận được với khoa học. Nói khái quát, điều kiện khổ hạnh ấy là PHƯƠNG TIỆN để đạt tới giác ngộ. Thiếu phương tiện ấy không thể chứng đắc. Đức Phật không ngộ đạo trong hoang cung, với lầu son và vợ đẹp, kẻ hầu người hạ; Người ngộ đạo trong rừng núi và sau quá trình khổ ải vô chừng.
Cũng không ai khuyên nên cực đoan cố chấp “thủ cựu bài tân” chối bỏ tiến hóa, tiện nghi. Phương tiện hiện địa thúc đẩy văn minh và giúp nhân loại giải quyết các vấn đề nhân sinh. Công nghệ thông tin, ô tô, xe máy...giúp nhiều cho công tác điều hành quản lý của giáo hội với hiệu suất cao gấp bội khiến tu sĩ các cấp và các cơ sở phật giáo có quỹ thời gian nhiều hơn cho tu học. Và phương tiện đời sống cũng giúp phật giáo tương tác và kết nối với xã hội, hội nhập. Ý tứ bài này hướng đến mục đích khác: phương tiện, tiện nghi, vật chất không thể triệt tiêu sự tu hành khổ hạnh vốn là đặc tính của phật giáo. Mọi thứ đều vận động và tương tích với bước tiến của đời sống, nhưng những thứ có tính nguyên tắc thì không thể, khổ hạnh – với phật giáo là như thế.
Tôi từng bị sốc khi “trải nghiệm” cơ ngơi tu tập ở cơ sở X không thuận nêu tên, một tổ hợp trình tráng lệ nguy nga. Nhưng tôi choáng hơn khi được vị trụ trì, một Thượng tọa, nói: “mình phải tạo cảnh giới như thế cho người ta thấy thích mà tu”. Tôi không đồng ý dù thâm tâm trọng vị Thượng tọa đức cao vọng trọng. Đành rành theo nghĩa phương tiện điều ấy đúng, chính kinh điển phật giáo đã nói đến Hóa Thành như điển tích nổi tiếng, rất hay. Nhưng Hóa Thành phải có Bảo Sở chứ? Phương tiện phải có mục đích cuối cùng để biện minh. Tòa lâu đài gắn biển giáo hội là một Hóa Thành cho người sơ cơ, nhưng Bảo Sở cứu cánh ở đâu?
Thức ăn chay giả mặn cũng thế. Nếu những sơn hào hải vị về hình thức được sử dụng nhưng liệu pháp quá độ cho người tập tu làm quen giới cấm sát sinh, giai đoạn đầu của “cai nghiện” ăn thức ăn động vật, thì phải có “lộ trình” căn cơ theo hướng giảm dần yếu tố giả mặn để người tu thích nghi từng bước, nếu không chỉ là khai thác thức ăn chay theo hướng kinh doanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật ở đâu?
Phật pháp và cuộc sống 15:09 27/12/2024Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi.
Hội từ thiện chùa Tường Nguyên trao 300 phần quà đến người nghèo, học sinh tại tỉnh Bình Thuận
Phật pháp và cuộc sống 15:00 27/12/2024Ngày 26-12, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên tặng 200 phần quà cho bà con dân tộc nghèo và 100 phần quà cho học sinh và trẻ em ở xã Thuận Mình, H.Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Cuộc sống ngày càng ổn định hơn nhờ thường xuyên, liên tục phóng sanh
Phật pháp và cuộc sống 14:42 27/12/2024Tôi làm một chia sẻ những hiểu biết của mình: Bản thân tôi cũng nhất quyết thả cá từ tháng 9 năm ngoái, đầu năm ngoái kinh tế không giàu, ngày nào cũng thả 2 con.
"Hồn đất Việt" trong những tác phẩm “Gốm chùa”
Phật pháp và cuộc sống 10:19 27/12/2024Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường.
Xem thêm