Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/02/2023, 10:35 AM

Vì sao tu thiền cần phải có kiến thức về luật nhân quả nghiệp báo?

Mỗi người chúng ta mang theo nghiệp nhân khác nhau từ nhiều kiếp. Có khi ta đã sống sai lầm, phải chịu khổ đau, nhưng cũng có lúc ta sống chân chính, ở đỉnh cao vinh quang hạnh phúc. Tất cả những trải nghiệm khốc liệt đó đều ảnh hưởng vào công phu thiền định.

Nhân quả nghiệp báo là khoa học cao hơn trình độ tiến sĩ rất nhiều. Nhân quả không đơn giản chỉ là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, đó là hiểu ở mức độ sơ cơ ban đầu. Luật Nhân Quả rất khó, tinh vi, và kỳ lạ đến nỗi ta có thể nói mãi mà không hết được những sự phức tạp của nó.

Có kiến thức về luật Nhân Quả, ta mới hiểu về cuộc đời của mình và mọi người. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta sẽ hiểu được tâm thức, lý giải được tại sao có người nhiếp tâm được thanh tịnh còn ta thì không? Từ đó, ta biết cách điều chỉnh sự tu tập của mình theo nhân quả.

Thiền định không tách rời cuộc sống

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một cô Phật tử kể rằng: mỗi khi cô bắt chân lên ngồi thiền thì vùng khớp háng đau đớn vô cùng, như bị đánh gãy rời ra. Nhờ tin nhân quả nên cô ráng sám hối và chịu đựng cơn đau khủng khiếp trong lúc ngồi thiền. Theo nguyên lý thông thường việc ngồi thiền vắt chân kiết già không tạo ra cơn đau khớp háng như cô đã mô tả. Một hôm không chịu nổi nữa cô đã bật khóc sám hối với Phật. Rồi trong giấc mơ đêm đó, cô được thấy lại tiền kiếp của mình trong một đám lính, họ đang hành hạ một người bằng cách kéo chân anh ta dang ra. Rồi một tên lính nhảy lên và dùng đầu gối đè bẻ gãy xương háng của người kia. Cô giật mình phát hiện mình chính là tên lính độc ác đó.

Đến kiếp này nhờ biết Phật Pháp, cô ngồi thiền bị cơn đau hành hạ chính là đang trả dần ác nghiệp xa xưa. Nếu không tu thiền, có lẽ cô sẽ phải trả nghiệp bằng một tai nạn khủng khiếp nào đó khiến xương háng vỡ ra. Vùng khớp háng ở gần rất nhiều nội tạng quan trọng, nếu bị gãy sẽ cực kỳ khó xử lý. Rất may là cô gặp được Phật Pháp và biết ngồi thiền nên quả báo đến nhẹ nhàng hơn. Dù vậy cô vẫn càng phải cố gắng sám hối tha thiết hơn nữa và phóng sinh để đền bù ác nghiệp đã gây.

Mỗi người chúng ta mang theo nghiệp nhân khác nhau từ nhiều kiếp. Có khi ta đã sống sai lầm, phải chịu khổ đau, nhưng cũng có lúc ta sống chân chính, ở đỉnh cao vinh quang hạnh phúc. Tất cả những trải nghiệm khốc liệt đó đều ảnh hưởng vào công phu thiền định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm