Thứ tư, 30/11/2022, 20:48 PM

Thiền định không tách rời cuộc sống

Con xin phép thầy và nêu câu hỏi ạ:

Câu hỏi:
"... Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc – cái tư tưởng mà bị thúc đẩy về phía trước bởi sự ham muốn đạt được một kết quả. Thiền định không liên quan gì đến việc đạt được một kết quả. Nó không là vấn đề của hít thở bằng một phương pháp đặc biệt, hay nhìn thẳng ngay mũi, hay đánh thức khả năng để thực hiện những trò ma mãnh nào đó, hay tất cả những chuyện vô lý không chín chắn chung quanh nó... Thiền định không là điều gì tách rời cuộc sống. Khi bạn đang lái xe hơi hay đang ngồi trên xe buýt, khi bạn đang nói chuyện liến thoắng không ngừng nghỉ, khi bạn đang dạo bộ một mình trong cánh rừng hay đang nhìn ngắm một con bướm đang được cơn gió mang đi – tỉnh thức không chọn lựa được tất cả những việc đó là thành phần của thiền định..."
Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không
Con hỏi chỗ này ạ:
1."Thiền định không tách rời cuộc sống. Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc... tư tưởng phải kết thúc toàn bộ" à thầy?
2. Có tư tưởng mà vẫn THIỀN có được không thầy?
Rảnh thầy trả lời giúp con nhé.

Thiền định không tách rời cuộc sống 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

1) Tư tưởng có nghĩa là "tưởng rồi tư". Tưởng là áp đặt một khái niệm trên đối tượng. Tư (cetanā) là hành động tạo tác của ý theo khái niệm đó. Chỉ trong định hữu sắc và vô sắc mới cần đến "người tư tưởng" để nỗ lực đạt được khái niệm (các bậc định) mà tưởng đã áp đặt như mục đích để đạt tới. Còn trong chánh định thì đúng là chấm dứt hoàn toàn tư tưởng và người tư tưởng, ở đó đâu cần tư tưởng như động lực để bước tới hay dừng lại.

2) Thiền định mà Krishnamurti nói không phải là tứ thiền bát định (hữu sắc, vô sắc định) mà là chánh định đã được đức Phật đề cập trong Bát Chánh Đạo. Trong chánh định không có người tư tưởng (vô vi vô ngã) thì đâu cần tư và tưởng nữa, tư tưởng đã được thay bằng tuệ tri. Nhưng trong chánh định vẫn có chánh tư duy xuất phát từ như lý tác ý (yoniso mananikāra) tức ứng tâm phù hợp với đối tượng đã được chánh kiến rõ biết.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo