Tư thế ngồi thiền như thế nào để ít đau?
Nếu dùng khăn kê mông và đầu gối chúi xuống phía trước thì ngồi được lâu lại ít đau và lưng thẳng. Như vậy, cách này có áp dụng khi ngồi thiền được không?
Đáp:
Không nên ngồi như vậy. Vì từ cái mông cho tới đầu gối phải là một mặt phẳng, để khi mình ngồi ổn rồi thì cái phần chịu lực trải dài từ mông tới đùi, nó phải phẳng thì rất êm. Còn khi mình kê lên chút xíu thì mông được nâng lên làm lưng dễ thẳng, nhưng cái thẳng đó là giả tạo, nó sẽ làm cho mình ngồi lâu hơn và có vẻ đỡ đau hơn, mà tai hại về sau, giống như nó không làm tăng sức mạnh tinh thần. Riêng cách ngồi không kê gì hết, tuy hơi khó ngồi nhưng mình cố gắng ngồi được thì sau này tăng sức mạnh tinh thần. Nên lựa chỗ phẳng để ngồi. Nếu khi ngồi mà đau chân quá thì nên để tâm ngay chỗ đau, để chết luôn chỗ đó. Còn sợ đau là còn do dự, để chưa hết chỗ đau mà để nửa trong nửa ngoài, cái đó còn đau nên nó quậy. Tuy nhiên, nếu mình chịu đau một thời gian thì từ từ sẽ tốt. Và nên nhớ phải giữ cho phẳng từ mông tới đùi chớ đừng có lót kê mông lên cao so với đùi là trật.
Khi ngồi thiền do đau quá không làm chủ được, thì có nên đổi chân hay xả thiền rồi ngồi trở lại không?
Nếu lúc ngồi mà đau quá thì nên xả luôn, rồi đi kinh hành cho thoải mái, sau đó từ từ ngồi lại. Vì vậy chọn giây phút xả thiền là vấn đề của trí tuệ, không được ép để ngồi lâu. Do sức chưa đủ mà ép ngồi lâu thì sự chịu đựng quá mức sẽ làm tăng trưởng ngã chấp, nên có người ngồi thiền lâu mà tâm lý không được ổn định.
Ngược lại, nếu chúng ta không chịu đựng được cái đau thì không rèn được ý chí, nên ta chỉ chịu đựng vừa thích hợp ở mức độ nào đó thì xả.
Tại sao chúng ta phải cần có công đức và đạo đức mới ngồi thiền?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Xem thêm