Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/03/2020, 14:11 PM

Vị tổ Thiền tông đời thứ 3: Tôn giả Thương Na Hòa Tu

Tổ sư thường được hiểu là những Đại sư đã thấu hiểu Phật pháp, đã được truyền tâm ấn qua cách “Dĩ tâm truyền tâm” và truyền lại cho những Pháp tự. Biểu tượng của việc “Truyền tâm ấn” là pháp y và bát, gọi ngắn là “y bát”.

 > Thiền sư Khương Tăng Hội: Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam

Theo truyền thuyết, 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích Ca để truyền bá Thiền tông và Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc sau nối tiếp truyền cho 5 người.

Tôn giả Thương Na Hòa Tu

Tổ thứ ba là Tôn giả Thương Na Hòa Tu, Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn Độ khi nào cỏ Thương Nặc Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương Na Hòa Tu.

anh_hrwy_thumb

Theo Phật Tổ Thống Ký có ghi, Tôn giả Thương Na Hòa Tu là trưởng giả thành Vương Xá, trong một kiếp quá khứ, Tôn giả là một thương gia, có lần gặp trên đường một vị Bích Chi Phật bị bệnh nặng. Tôn giả kiếm thuốc thang để chữa trị, thấy áo của vị này rách nát, nên kiếm áo dạ cúng dàng. Bích Chi Phật nói rằng: “Đó là áo  Thương Na, mặc áo đó thành đạo, nên nay lại mang áo đó để vào Niết bàn”. Nói xong Bích Chi Phật bay lên không trung, hiện mười tám phép biến rồi nhập Niết bàn.

Vị thương gia rất đỗi bi ai, chất củi thơm lên hỏa táng xá lợi rồi dựng tháp để cúng dàng, đồng thời phát lời nguyện đến đời sau sẽ có công đức, oai nghi và y phục giống hệt như vậy. Do nguyện lực này mà trong năm trăm kiếp thân trung ấm, áo Thương Na vẫn thường mang trên mình và đến kiếp sau cùng thì tấm áo nói trên cũng từ trong thai mẹ ra đời, lớn lên thì áo theo với thân thể mà lớn lên, khi xuất gia thành áo của người tu, khi thọ đại giới thì biến thành áo “chín mảnh” gọi là cửu điều y. Đó là nguyên ủy của danh xưng Thương Na Hòa tu.

ôn giả Thương Na Hòa Tu để lại chiếc áo cà sa này khi nhập diệt, dặn đệ tử rằng khi nào pháp tận thì áo đó mới biến hoại. Nay áo không còn  nữa. Tương truyền ông là đệ tử của A-nan-đà, đã chứng quả A-la-hán, được giới tăng sĩ Phật giáo  Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ tôn là Đại sư Phật giáo sơ kỳ. Khi Phật giáo truyền đến nhà Hán, ông được tôn là vị Tổ thứ tư của Phật giáo và là vị Tổ thứ ba của dòng Thiền tông Ấn Độ.

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Theo truyền thuyết, 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích Ca để truyền bá Thiền tông và Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc sau nối tiếp truyền cho 5 người.

Theo truyền thuyết, 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích Ca để truyền bá Thiền tông và Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28 được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc sau nối tiếp truyền cho 5 người.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp.

Tổ lại dặn: Xưa Đức Như Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca Diếp, Ngài Ca Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết bàn đem trao lại cho ngươi. Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất. Sau khi đắc pháp nơi Tổ A Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu Lưu Trà cất tịnh xá hoằng hóa Phật pháp rất hưng thịnh. Sau khi được trao đại pháp nhãn, tôn giả Thương Na Hòa Tu đi du hóa các nơi độ chúng sanh.

Hồi đó tại khu rừng Ưu Lưu Trà thuộc nước Ma Đột La có hai con rồng lửa chiếm cứ, không cho bất cứ ai đến ở, và nếu có xây dựng chùa miếu thì chùa miếu cũng bị nạn hỏa tai. Khi qua địa phương này, tôn giả đã hàng phục được chúng, cho chúng quy y Phật rồi, ở đó tôn giả dựng lên Thương Na Hoà Tu sau khi chứng ngộ quả pháp, có lần đi giáo hoá chúng sinh đã tìm được Ưu Ba Cúc Đa, cho xuống tóc làm thị giả.

Một lần ngài hỏi Ưu Ba Cúc Đa về tuổi đời và tâm tính, được đáp: “Thân con 17 tuổi nhưng tính tình chăớng phải 17 đâu”. Đây là vấn đề hiện tượng và bản chất thuộc triết học, nói chung thì phù hợp nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. Sau khi dặn Ưu Ba Cúc Đa chớ sao nhãng làm đứt đoạn đạo pháp, ngài vào núi ở ẩn nhưng vẫn thiền định theo dõi và nhắc nhở. Khi các tăng chúng chứng được quả A La Hán, Thương Na Hoà Tu bèn hiện 18 ban biến hoá đi vào ánh lửa Tam muội để tự thiêu, xá lị nhập tháp.

Thiền tông và các pháp ngắn gọn

Tổ thứ ba là Tôn giả Thương Na Hòa Tu, Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da. Ảnh minh họa.

Tổ thứ ba là Tôn giả Thương Na Hòa Tu, Ngài dòng Tỳ Xá Đa nước Ma Đột La, cha tên Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da. Ảnh minh họa.

Đạt được bí mật Thiền tông 

Vì tu theo đạo tiên, ngài tu luyện nên có thần thông, khi gặp tổ A Nan, tổ hỏi: Ông tu có thần thông để làm gì? Ngài kiêu hãnh đáp: Tôi tu có thần thông để thiên hạ kính lể. Tổ A Nan hỏi tiếp: Thiên hạ kính lể để được cái gì? Nghe tổ hỏi câu thứ 2, ngài thấy mình lạc vào chỗ khoe khoang, nên xuống giọng nói với tổ:

Vậy ngài tu theo đạo Phật để được cái gi? Tổ A Nan nói với ngài: Ta tu theo đạo Phật không được cái gì cả mà chỉ để được trở về quê hương chân thật của mình thôi. Nghe tổ A Nan nói không được gì, nên ngài xin tổ nói chỗ được và không được để ngài rõ.

Tổ A Nan Đà nói bài kệ: 

"Nơi vật lý thế giới này

Tu hành mà được việc này việc kia;

Tu theo vật lý phân chia

Chiều Dương vui sướng, kìa là chiều Âm.

Thần thông là của chiều Âm

Ông tu mà được, thần thông của mình;

Tức còn luân chuyển tử sanh

Luân hồi sanh tử đua tranh làm gì?

Tâm mình thanh tịnh hằng tri

Luân hồi sanh tử làm chi được mình;

Thiền Thanh Phật dạy rất linh

Không cần khổ sở mà mình vê quê.

Quê xưa chỉ một được về

Niết bàn thanh tịnh không hề dụng công; 

Thiền tông phổ khắp núi sông

Nhiều người giác ngộ thong dong rất nhiều.

Thiền tông Phật dạy không nhiều

Ai mà nhận được những điều Thiền tông;

Vị đó là người có công

Dẫn mạch nguồn thiền của Phật Thích Ca.

Nếu ông mà đã nhận ra

Niết bàn thanh tịnh Thích Ca lưu truyền;

Tức ông là người đủ duyên

Sẽ được truyền thiền làm Tổ tiếp theo. 

Nhưng theo lời ghi trong Huyền Ký của Như Lai, khi Như Lai diệt độ 100 năm, ở vùng này có người tên là Thương Na Hòa Tu nối tiếp ta làm Tổ sư Thiền tông đời thứ 3. Ảnh minh họa.

Nhưng theo lời ghi trong Huyền Ký của Như Lai, khi Như Lai diệt độ 100 năm, ở vùng này có người tên là Thương Na Hòa Tu nối tiếp ta làm Tổ sư Thiền tông đời thứ 3. Ảnh minh họa.

Nghe xong bài kệ của Tổ A Nan, ông liền giác ngộ yếu chỉ Thiền tông nên liền trình với Tổ A Nan bài kệ rằng:

Cực khổ dụng công thiền

Để tìm việc linh thiêng;

Linh thiêng là hư ảo

Hư ảo là luân hồi.

Luân hồi là đường khổ.

Đường khổ mãi trầm luân;

Thầy dạy con chỉ "Dừng"

Lìa ngay đường đau khổ.

Tự nhiên hết trầm luân

Vừa nghe qua con mừng;

Mừng vì biết đường khổ

Xin lạy thầy cám ơn.

Không biết chi đáp đền

Kính xin Thầy chấp nhận;

Đệ tử nghe theo ThầY

Nối tiếp pháp Thiền tông.

Phổ đi khắp núi sông

Của Thích Ca đã dạy;

Hiện tại cám ơn Thầy

Ngày cưa Đức Phật dạy.

Xin lạy về núi Linh Sơn

Kính nguyện ơn trên Phật; 

Con xin chuyển pháp Ngài

Thường còn nơi thế gian.

Muôn người được bình an

Và biết đường giải thoát;

Kính xin thầy chứng lòng"

- Na Hòa Tu kính lạy.

Nghe xong, Tổ A Nan biết Thương Na Hòa Tu đã đạt được bí mật Thiền tông nên dạy rằng: Tuy ông tiếp xúc với ta thời gian rất ngắn, nhưng ông đã giác ngộ yếu chỉ Thiền tông và đạt luôn bí mật Thiền tông, theo nguyên tắc ta sẽ truyền Thiền tông cho ông làm Tổ sư đời thứ 3.

Nhưng theo lời ghi trong Huyền Ký của Như Lai, khi Như Lai diệt độ 100 năm, ở vùng này có người tên là Thương Na Hòa Tu nối tiếp ta làm Tổ sư Thiền tông đời thứ 3. Do đó, ông phải đợi thêm 20 năm nữa mới đúng ngày Như Lai diệt độ 100 năm. Và đúng 20 năm sau, đúng ngày truyền Thiền tông như đã ghi trong Huyền Ký, Tổ A Nan làm lễ truyền Bí mật Thiền tông cho ông Thương Na Hòa Tu dưới gốc cây cổ thụ bằng một buổi lễ đơn sơ nhưng đúng theo quy định Như Lai đã dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm