Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/10/2022, 16:05 PM

Việc thiêu sống, hành hạ động vật có liên quan đến bệnh tâm lý

Ngược đãi động vật không chỉ là dấu hiệu của rối loạn hành vi, mà còn loạt biểu hiện bạo lực khác.

Hôm 27/10, một chú mèo bị tẩm dầu hỏa, thiêu sống ở quận Đống Đa (Hà Nội). Sự việc khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Nguyên nhân đằng sau hành vi này là xích mích tình cảm của một đôi tình nhân.

So với tội phạm chống lại con người, hành vi bạo hành động vật thường ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, khi đi sâu vào vấn đề, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động ngược đãi vật nuôi có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý và thường kéo theo loạt hành vi bạo lực khác.

“Sự lạm dụng động vật biểu hiện cho 2 điều. Đó là mong muốn có quyền kiểm soát những sinh vật yếu, nhỏ bé hơn và đạt được khoái cảm tàn bạo từ nó”, bác sĩ Thara, Giám đốc Quỹ nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt ở thành phố Chennai (Ấn Độ), nói với The News Minute.

Chú mèo bị thiêu sống đang được theo dõi sức khỏe tại một phòng khám thú y. Ảnh: Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội.

Chú mèo bị thiêu sống đang được theo dõi sức khỏe tại một phòng khám thú y. Ảnh: Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội.

Dấu hiệu rối loạn hành viĐối xử tàn ác với động vật bao gồm các hành vi gây hại cho chúng, từ việc vô ý bỏ bê cho đến cố tình giết hại.

Những hành vi ngược đãi có chủ đích có thể kể đến như cố tình bỏ đói, bỏ khát, tước chỗ ở, không chăm sóc thú y hoặc cắt xẻo, tra tấn, giết hại ác ý, theo Hội Nhân đạo Quốc tế (HSI).

Đáng chú ý, hành vi cố ý ngược đãi động vật là dấu hiệu chấn thương tâm lý. Thủ phạm có thể từng là nạn nhân của bạo lực hoặc có khuynh hướng thực hiện hành vi bạo lực.

Những người này thường cảm thấy bất lực, không được chú ý đến hoặc chịu sự kiểm soát của người khác. Động cơ gây hấn của họ có thể nhằm gây sốc, đe dọa, xúc phạm người khác hoặc thể hiện chống đối xã hội.

Một số khác coi việc làm hại một vật nuôi là cách an toàn để trả thù hoặc đe dọa người quan tâm đến con vật đó.

Vào năm 2017, He Hengli, một phụ nữ sống ở Trung Quốc, đã bắt cóc một chú chó và tống tiền chủ nhân của nó, theo SCMP.

Sau khi cuộc đàm phán đi vào bế tắc, người chủ cùng cảnh sát đến tận căn hộ của He để giải cứu vật nuôi. Song, cô ta đã ném chú chó từ tầng 6 xuống đất, khiến con vật tử vong.

Paul Rogers ngồi tù vì nướng thỏ sống bằng lò vi sóng. Ảnh: SWNS.

Paul Rogers ngồi tù vì nướng thỏ sống bằng lò vi sóng. Ảnh: SWNS.

Năm 2014, Paul Rogers (60 tuổi, Anh) nhận bản án tù 16 tuần và bị cấm nuôi động vật suốt đời sau khi nướng chết con thỏ cưng bằng lò vi sóng, theo Independent UK.

Rogers, người có tiền sử bệnh tâm thần, khai rằng ông thực hiện hành vi tàn ác đó chỉ vì tức giận khi không được kê đơn một số loại thuốc mình cần.

Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) đã xếp hành vi ngược đãi động vật là một trong những dấu hiệu của sự rối loạn hành vi.

Nó cũng có liên quan đến chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội và lạm dụng nhiều chất, theo một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí The Journal của Học viện Tâm thần và Pháp luật Mỹ.

Liên quan đến bạo lực gia đình

Trong vài thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học và tội phạm học đã chứng minh rằng những kẻ phạm tội bạo lực thường có tiền sử nhiều lần hành hạ động vật nghiêm trọng ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên, theo Hội Nhân đạo Mỹ.

FBI nhận ra mối liên hệ này từ những năm 1970, sau khi họ phân tích cuộc sống của những kẻ giết người hàng loạt và thấy rằng hầu hết đã giết hoặc tra tấn động vật khi còn nhỏ.

Jeffrey Dahmer (Mỹ), với tội danh hiếp dâm, giết người và chặt xác 17 đàn ông cùng trẻ vị thành niên từ năm 1978-1991, từng tra tấn, giết động vật từ thời thơ ấu, theo Independent UK.

Sát nhân nhí Mary Bell (Anh), người từng giết 2 đứa trẻ khác, bắt đầu với việc bóp cổ bồ câu. Còn Robert Thompson (Mỹ) từng bạo hành vật nuôi trong nhà trước khi giết chết một cậu bé chưa đầy 3 tuổi.

Chú chó ở Australia bị chủ cắt tai bằng dao khi người đàn ông này đang ẩu đả với vợ. Tháng 5, thủ phạm đã bị kết án, còn chú chó được một gia đình khác nhận nuôi. Ảnh: RSPCA.

Chú chó ở Australia bị chủ cắt tai bằng dao khi người đàn ông này đang ẩu đả với vợ. Tháng 5, thủ phạm đã bị kết án, còn chú chó được một gia đình khác nhận nuôi. Ảnh: RSPCA.

Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối tương quan giữa hành vi bạo hành động vật với hành vi ngược đãi con người.

Nói cách khác, lạm dụng vật nuôi là dấu hiệu lớn cho hành vi bạo lực khác, bao gồm cả tấn công tình dục, cưỡng hiếp và giết người.

Theo nghiên cứu năm 2001-2004 của Sở Cảnh sát Chicago (bang Illinois, Mỹ), những kẻ ngược đãi động vật có khuynh hướng phạm tội bạo hành con người. Trong số những người bị bắt vì tội hành hạ động vật, 65% từng bị bắt vì tội chống lại một người khác.

Ngoài ra, phần lớn những hộ gia đình từng xảy ra hành vi lạm dụng thể chất với con người có thể xảy ra việc ngược đãi động vật. Trong đó, những kẻ bạo hành thường sử dụng vật nuôi của gia đình để duy trì sự kiểm soát đối với nạn nhân, theo nghiên cứu năm 2018 của nhà tâm lý học Scott A. Johnson.

Ancy D'Souza, nhân viên tại công ty tư vấn hỗ trợ phụ nữ và gia đình Desert Blue Connect (Australia), cho biết bạo hành và các mối đe dọa khác đối với động vật rất phổ biến.

“Nạn nhân bạo hành gia đình thực sự lo lắng, sợ hãi vì con vật mà họ coi như thành viên trong gia đình đang bị nhắm mục tiêu”, cô chia sẻ.

“Để đánh giá mức độ an toàn của nạn nhân, chúng tôi phải lấy tất cả thông tin có thể, bao gồm hỏi xem kẻ ngược đãi có làm hại thú cưng trong gia đình không. Chúng tôi thực sự quan tâm đến hành ngược đãi động vật bởi đó là một trong những rào cản khiến nạn nhân chần chừ rời bỏ mối quan hệ”, D'Souza nói thêm.

Nguồn: Báo điện tử ZingNews

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm