Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/03/2021, 12:11 PM

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sáng 8/3, Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia công tác tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 sẽ tiêm đợt này.

Hôm nay 8/3, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội), sẽ tiêm cho khoảng 100 người.

Tại Hải Dương, theo kế hoạch Trung tâm Y tế TP Hải Dương sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho 50 người và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành tiêm cho 30 người.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, dự kiến nữ bác sĩ trẻ của Khoa cấp cứu Hồi Sức tích cực chống độc người lớn là người được tiêm đầu tiên.

Theo Bộ Y tế, do lượng vắc xin đợt đầu về hạn chế nên Bộ Y tế chỉ phân bổ vắc xin cho các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân COVID -19 và 13 tỉnh, thành có dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trò chuyện với cán bộ y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi đi kiểm tra công tác chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện này chiều ngày 7/3 Ảnh: Khôi Nguyên

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trò chuyện với cán bộ y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi đi kiểm tra công tác chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện này chiều ngày 7/3 Ảnh: Khôi Nguyên

Hà Nội sẽ tiêm vắc-xin Covid-19 cho cả người vãng lai trên địa bàn

Trong sáng 8/3, sẽ triển khai tiêm tại các địa điểm trên. Bộ Y tế đã phân công 3 đồng chí Thứ trưởng gồm: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giám sát trực tiếp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM; Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên giám sát trực tiếp tại Hải Dương và Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát trực tiếp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW.

Hải Dương được phân bổ 33.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 gồm: Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được cấp 300 liều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2 là 500 liều; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương và Trung tâm Y tế TP Chí Linh đều được phân bổ 100 liều. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hải Dương cũng được phân bổ 32.000 liều.

Vắc - xin được vận chuyển đến điểm tiêm phòng tại Hải Dương.

Vắc - xin được vận chuyển đến điểm tiêm phòng tại Hải Dương.

Tỉnh Hải Dương yêu cầu phải rà soát thật kỹ lưỡng, nhất quán, xác định các trường hợp ưu tiên tiêm vaccine chính xác, dân chủ, công khai, không để xảy ra tiêu cực, dư luận không tốt trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức tiêm chủng phải bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 được phẩn bổ 450 liều vắc xin. Để việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ, nhân viên Y tế diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bố trí 3 bàn tiêm tại Trung tâm Phòng chống dịch với đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật cần thiết để theo dõi sát người được tiêm.

Trước khi tiêm, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiến hành tiêm. Sau khi tiêm, người được tiêm phải ở lại theo dõi 30 phút và theo tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24h. Đối với trường hợp cấp cứu phải theo dõi tiếp 24h tại Bệnh viện.

Phật giáo TP.HCM kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tham gia góp vắc-xin Covid-19

Ảnh minh ho

Ảnh minh ho

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được phân bổ 900 liều. Trước khi tiêm các nhân viên y tế sẽ được kiểm tra, tư vấn và sàng lọc theo quy định; sau tiêm sẽ được theo dõi tại điểm tiêm theo quy định và đồng thời được hướng dẫn, tư vấn về việc tự theo dõi tại nhà sau tiêm.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng các kịch bản liên quan đến quá trình tiếp nhận, lưu trữ bảo quản vắc xin, tư vấn, theo dõi quá trình tiêm… cũng như sẵn sàng các phương án cho các trường hợp khẩn cấp; đội ngũ nhân viên tham gia công tác tiêm vắc xin được tập huấn, huẩn luyện, cập nhật các kiến thức liên quan đến việc tiêm vắc xin COVID-19 nói riêng và quy định tiêm chủng nói chung.

Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Phó trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng rộng cho biết vắc xin được sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vắc xin AstraZeneca, do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất bởi SK Bioscience (SKBio) Hàn Quốc.

Vắc xin được Tổ chức Y tế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Đến ngày 25/2, vắc xin này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam.

Vắc xin ở dạng dung dịch, đóng 10 liều/1 lọ, sẽ sử dụng tiêm chủng mỗi liều 0,5 ml. Vắc xin được yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, cũng giống như các vắc xin khác trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, song nhà sản xuất cũng lưu ý tuyệt đối không được để đông băng vắc xin.

Vắc xin chỉ hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.

Vắc-xin Covid được vận chuyển tới điểm tiêm chủng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương tại Hà Nội - Ảnh: Ngô Nhung

Vắc-xin Covid được vận chuyển tới điểm tiêm chủng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương tại Hà Nội - Ảnh: Ngô Nhung

Phật giáo các quận, huyện tại Hải Phòng chung tay phòng chống dịch Covid-19

Các phản ứng có thể xảy ra sau tiềm gồm: phản ứng phổ biến đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt.., và có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng.

Theo PGS. TS Dương Thị Hồng, đây là vắc xin rất mới, các thông tin về tai biến, biến cố bất lợi sau tiêm chủng cũng chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp đầy đủ.

Cũng như tất cả các vắc xin khác, vắc xin này khi đưa vào cơ thể cũng có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng như phản ứng sốc (trong vòng 30 phút sau tiêm hoặc phản ứng quá mẫn muộn trong 1-2 ngày đầu sau tiêm). Cũng vì thế, để đảm bảo cho đợt tiêm chủng này, ngoài các quy định đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm sẽ được khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm.

Tại các điểm tiêm chủng phải bố trí để đảm bảo giãn cách, bố trí hộp chống sốc, thường xuyên có cán bộ y tế theo dõi sát sức khỏe của các đối tượng được tiêm. Đồng thời, sắp xếp không quá 100 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng. 

Vắc xin AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.

Chị Đỗ Thị Nhài, cán bộ phòng dịch Covid-19, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Chí Linh, TP Hải Dương là một trong những ngừoi đầu tiên được tiêm vắc-xin Covid-19. Ảnh Ngọc Thắng

Chị Đỗ Thị Nhài, cán bộ phòng dịch Covid-19, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Chí Linh, TP Hải Dương là một trong những ngừoi đầu tiên được tiêm vắc-xin Covid-19. Ảnh Ngọc Thắng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm