Việt Nam sẽ thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên người vào tháng 11
Vắc-xin Covid-19 do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu dự kiến sẽ được tiêm thử nghiệm trên người tình nguyện trong tháng 11 này.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam: Có thêm 3 ca mắc mới
Chiều 2-11, lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) và các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm định, nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin đã có buổi làm việc tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) về công tác chuẩn bị triển khai thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covid-19 do Việt Nam nghiên cứu.
Đại diện cục khoa học công nghệ Bộ y tế xác nhận tin trên và cho biết bộ y tế sẽ tạo điều kiện tối đa để công ty nanogen tiến hành thử nghiệm trong tháng 11 này theo ba bước: đầu tiên, trên nhóm 20 tình nguyện viên, kế tiếp trên nhóm 600 người và bước ba trên 10.000 người theo qui trình nghiêm ngặt về khoa học.

Công tác nghiên cứu, điều chế vắc xin ngừa Covid-19 của Việt Nam đang khẩn trương. Ảnh minh họa: VABIOTECH.
Vắc xin kể trên của công ty nanogen đã sản xuất ở qui mô phòng thí nghiệm, đã thử nghiệm trên động vật về sự sản sinh miễn dịch cũng như tính an toàn (trên động vật). Về khía cạnh kỹ thuật, chỉ còn chờ khâu phê duyệt hồ sơ cho phép thử nghiệm trên cơ thể người tình nguyện.
Quyền Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trên thế giới đang có 38 loại vắc xin ngừa Covid-19 ở giai đoạn thử nghiệm lâm sang trên người, nếu tháng 11 này vắc xin của nanogen thử nghiệm đúng dự kiến sẽ trở thành vắc xin thứ 39 thử nghiệm trên người.
Ngoài Nanogen, Việt Nam còn ba vaccine Covid-19 khác đang trong quá trình nghiên cứu, thuộc các đơn vị Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) Nha Trang, Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac). Trong đó, IVAC đang test thử thách vắc xin, phối hợp với Mỹ. Test thử thách là tạo ra một vắc xin hoàn chỉnh tiêm thử trên động vật, sau đó cho động vật này tiếp xúc với nCoV để thử thách hiệu quả bảo vệ. Vabiotech hiện thử nghiệm vắc xin trên khỉ, trong khi Polyvac tuyên bố "vắc xin bước đầu cho thấy kết quả khả quan".
Nanogen sử dụng công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp, tức chuỗi các công nghệ sinh học tách và tái tổ hợp gene của nCoV vào vi khuẩn hoặc một dòng tế bào thích hợp. Còn IVAC sản xuất vaccine từ phôi trứng gà, tức phát triển virus trên tế bào phôi gà hoặc trứng được thụ tinh, sau đó vô hiệu hóa virus không còn khả năng gây bệnh rồi tạo thành kháng nguyên (chất gây phản ứng miễn dịch cho cơ thể) để điều chế vắc xin.
Vaccine COVID-19 có thể sẵn sàng vào cuối năm 2020

Các nhà nghiên cứu của Vabiotech đang tiến hành lấy mẫu máu chuột để đánh giá kháng thể đáp ứng miễn dịch sau tiêm. Hình của bộ y tế.
Vabiotech và Polyvac nghiên cứu vaccine trên công nghệ vector virus, tức là sử dụng một virus không gây bệnh làm phương tiện, đưa một phần mã gene không có khả năng gây bệnh vào cơ thể, để kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
Thông tin này cụ thể hóa các tuyên bố của Việt Nam về nỗ lực điều chế vắc xin ngừa Covid-19 bên cạnh tiếp cận nguồn vắc xin bên ngoài sớm nhất để có thể kiểm soát tốt đại dịch do các chủng mới của virus corona gây ra.
Công ty nghiên cứu dược Nanogen có năng lực sản xuất vắc xin khoảng 30 triệu liều/ năm và Việt Nam có tương lai gần sử dụng sản phẩm vắc xin ngừa Covid-19 trong nước xuất vào quý 4/2021.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Động đất 6,2 độ làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người nhảy từ tầng cao
Môi trường
Hơn 150 người bị thương do nhảy khỏi tầng cao khi xảy ra động đất mạnh 6,2 độ gần Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Khởi động dự án bảo vệ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Môi trường
Dự án thực hiện tại 6 quốc gia, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines. Tại Việt Nam, dự án được thực hiện từ năm 2025-2027 với tổng kinh phí 737.400 USD (hơn 18 tỷ đồng), chủ yếu trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Dự án nghệ thuật trả ơn... rác
Môi trường
Ông Ngô Việt, giám đốc một nhà máy xử lý rác thải tại TP.HCM, bỏ toàn bộ chi phí và dành ba năm cùng với nhóm nghệ thuật Feelings dựng chương trình nghệ thuật Hoa và Rác để tri ân... rác, mà thực chất là kêu gọi bảo vệ môi trường.

Vợ chồng Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng ở Cúc Phương
Môi trường
Hoa hậu H'Hen Niê và chồng Tuấn Khôi trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Xem thêm