Thứ bảy, 14/03/2020, 10:57 AM

Viết thêm cho người xuất gia trẻ (II)

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế.

> Những nguyên tắc cần thiết cho người xuất gia

Gia tài của Bụt

Là người xuất gia, là những người con gần gũi nhất của Bụt, em phải biết thừa hưởng gia tài của Bụt. Phải thực tập cho được những pháp môn căn bản để có hạnh phúc. Phải nắm vững các pháp môn thiền tọa, thiền hành, quán niệm hơi thở, ăn cơm chánh niệm, quán chiếu vô thường, quán chiếu vô ngã, quán Từ, quán Bi, nhận diện và chuyển hóa khổ đau, xây dựng tăng thân và làm hạnh phúc cho đời. Khi học kinh, nên luôn luôn tự hỏi: những tư tưởng này của kinh có dính líu gì tới đời sống hàng ngày của ta không, có giúp ta chuyển hóa khổ đau và tạo thành an lạc không? Cố nhiên là các kinh lớn như Kim Cương, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích… chứa đựng nhiều tư tưởng siêu việt, nhưng mục đích học kinh không phải là để thưởng thức triết lý thâm uyên, lặp lại những tư tưởng ấy và đi tìm sự thỏa thích trong khi giải bày những tư tưởng ấy.

Phật pháp là chiếc bè đưa ta qua sông; em phải sử dụng được chiếc bè để qua tới bến bờ của chuyển hóa và an lạc. Mục đích của người xuất gia không phải là để trở thành nhà Phật học hay nhà triết học, mà là trở thành một người an lạc, giải thoát, một vị đạo sư đích thực có khả năng độ đời. Cho nên em phải tránh con đường chất chứa kiến thức. Phải theo nguyên tắc thực học, thực tu, thực chứng. Em phải thấy được vô thường, vô ngã, từ, bi… là những dụng cụ quán chiếu để chuyển hóa khổ đau, chứ không phải là những lý thuyết. Nếu em biết cách quán chiếu vô thường, vô ngã, từ và bi, em sẽ phá được những nhận thức sai lầm (vọng tưởng) của em trong đời sống hằng ngày, sẽ trở nên hiểu biết và bao dung hơn, và tình thương trong em càng ngày càng lớn. Có tình thương thì cuộc đời ta mới có hạnh phúc.

Cái khó của người xuất gia

Phật pháp là chiếc bè đưa ta qua sông; em phải sử dụng được chiếc bè để qua tới bến bờ của chuyển hóa và an lạc.

Phật pháp là chiếc bè đưa ta qua sông; em phải sử dụng được chiếc bè để qua tới bến bờ của chuyển hóa và an lạc.

Những người chỉ có trách móc và hận thù trong tâm là những người đau khổ. Chừng nào em thấy chất liệu của Từ và Bi lớn lên trong em, chừng nào em nhận thấy em đã bắt đầu biết nhìn người khác bằng con mắt từ bi (từ nhãn thị chúng sinh) không còn khắt khe, không còn oán trách, thì em biết lúc đó em đã bắt đầu có nhiều hạnh phúc. Đây là một chuyển hóa lớn của người tu. Tôi đã từng đi trên 30 quốc gia trên thế giới, tổ chức những khóa tu học cho người bản xứ. Có những khóa tu kéo dài được ba tuần, nhưng cũng có những khóa tu rất ngắn, chỉ kéo dài có bốn hôm. Ấy vậy mà có những thiền sinh và gia đình họ sau bốn ngày tu đã được chuyển hóa, đã tìm lại được sự tha thứ, thương yêu, hài hòa trong lòng họ và trong gia đình họ.

Người xuất gia không nên quên rằng mình có cái may mắn là được thường trú trong khung cảnh tu học: nếu để tháng ngày đi qua mà không hạ thủ công phu thì uổng phí cuộc đời xuất gia của mình. Người nông phu sau khi thí nghiệm một loại hạt giống, một loại phân bón hoặc một phương pháp canh tác mới mà không thành công thì chắc chắn sẽ thay đổi hạt giống, phân bón hoặc phương pháp canh tác ấy. Chúng ta cũng vậy. Nếu tu tập từ ba tới sáu tháng mà không thấy hoặc chưa thấy có chuyển hóa gì, ta phải biết là có một cái gì không đúng trong phương pháp tu học. Ta phải lập tức tìm thầy và bạn để tham vấn, tìm ra những pháp môn thích hợp và hữu hiệu cho ta. Tôi thấy có những người tu suốt mấy mươi năm mà nhận thức, cách sống và tập khí khổ đau vẫn không hề thay đổi. Thật là uổng phí cho họ và cho chính ta.

Có nên yêu người xuất gia?

Mục đích của người xuất gia không phải là để trở thành nhà Phật học hay nhà triết học, mà là trở thành một người an lạc, giải thoát, một vị đạo sư đích thực có khả năng độ đời.

Mục đích của người xuất gia không phải là để trở thành nhà Phật học hay nhà triết học, mà là trở thành một người an lạc, giải thoát, một vị đạo sư đích thực có khả năng độ đời.

Bạn đồng hành của Bồ tát

Thực tập Từ và Bi cho đúng phép, một ngày nào đó em sẽ thấy năng lượng từ bi trong em đòi em phải thể hiện qua hành động. Từ và Bi không phải là những nguyên tắc sống, đó là những năng lượng đòi hỏi được biểu hiện cụ thể bằng sự sống. Có thể em là một người xuất gia muốn biểu lộ từ bi qua công tác cứu trợ người nghèo đói, chăm sóc cô nhi, người khuyết tật, hoặc phục vụ tại các nhà thương và nhà tù. Những công tác này là những bài thuyết pháp đích thực, nếu quả thực công tác của em được thúc đẩy bởi động lực thương yêu. Mỗi cử chỉ săn sóc người ốm đau, người tàn tật hay người nghèo khó có thể là một lời pháp ngữ hùng hồn. Dù vị pháp sư thuyết pháp hay, nhưng nếu những lời vị ấy nói ra không phải là do năng lượng từ bi thúc đẩy thì bài pháp cũng chỉ là một công tác danh lợi, không phải là một bài thuyết pháp đích thực.

Tôi rất không muốn sư cô và sư chú mải mê làm công tác xã hội mà quên mất mục đích thật sự của người xuất gia là tu tập để diệt trừ phiền não, chuyển hóa khổ đau. Em không nên để hết thì giờ vào việc xã hội. Phận sự của em không phải là bác sĩ, y tá hay cán sự xã hội. Em có thể phát nguyện làm việc mỗi tuần vài ba buổi tại các bệnh viện, trại giam hoặc nhà cô nhi, nhưng trong khi làm việc em phải làm cho thật có chánh niệm, luôn luôn trầm tĩnh, có đủ phong độ, uy nghi và không bao giờ đánh mất mình trong thất niệm. Nếu em biết theo dõi hơi thở và thực tập an trú trong giây phút hiện tại thì công tác giúp người của em cũng đồng thời là công phu tu tập, cũng quan trọng như thực tập ngồi thiền hoặc tụng kinh.

Con đi xuất gia mẹ nhé!

Người xuất gia không nên quên rằng mình có cái may mắn là được thường trú trong khung cảnh tu học: nếu để tháng ngày đi qua mà không hạ thủ công phu thì uổng phí cuộc đời xuất gia của mình.

Người xuất gia không nên quên rằng mình có cái may mắn là được thường trú trong khung cảnh tu học: nếu để tháng ngày đi qua mà không hạ thủ công phu thì uổng phí cuộc đời xuất gia của mình.

Tại các nước phát triển ở Âu và Bắc Mỹ Châu, rất nhiều bệnh viện có thánh đường và thiền đường để cho bệnh nhân và những người thân nhân của họ thực tập.

Có những giây phút bệnh nhân hoặc thân nhân của họ cần phải tĩnh tâm để cầu nguyện, như những lúc trước giờ giải phẫu, những lúc giải phẫu hay cấp cứu, những lúc chờ đợi hồi sinh… Thánh đường, niệm Phật đường hay thiền đường vì vậy rất cần thiết. Có những người xuất gia nguyện phục vụ trong ấy. Họ phải được học hỏi cách thức để có thể giúp người bệnh và thân nhân của họ đạt tới sự an tâm. Trong các nhà giam cũng vậy. Có những người tu được đào tạo để có thể phục vụ những người đang bị giam giữ. Căn bản tâm lý học, phương pháp an ủi và giải tỏa tâm lý rất cần thiết. Vào những nơi này để phục vụ, em sẽ có cảm tưởng là bồ tát Địa Tạng cũng cùng đang đi bên em để đem lại sự bình yên cho tâm hồn những người trong ấy. Em phải làm công tác với tất cả trái tim em, vì em đang là một vị bồ tát, bạn đồng hành của bồ tát Địa Tạng.

Mà đã là bồ tát thì giây phút nào cũng tập luyện tỉnh thức, đừng để công việc kéo đi, lọt vào thế giới của thất niệm. Chúng ta nói chúng ta thực tập từ bi mà nếu chúng ta không có mặt tại những nơi có khổ đau như nhà thương và trại giam thì đó là một điều khó hiểu. Tại nhiều nước Tây phương như Anh và Mỹ, sách của tôi viết được gửi vào các trại giam nhiều lắm, thỉnh thoảng những thành phần của chúng chủ trì dòng tu Tiếp Hiện cũng vào thăm viếng các tù nhân để ủy lạo và hướng dẫn thiền tập cho họ. Tôi đã nhận được rất nhiều thư cám ơn của các độc giả trong tù. Nhiều vị nói trong tù họ thực tập tinh chuyên lắm, và tin tưởng nơi những phương pháp thực tập ấy, vì tâm hồn họ được an tĩnh và niềm tin của họ được hồi sinh. Các vị lãnh đạo giáo hội, các bậc sư trưởng của em thế nào cũng phải can thiệp với các cấp chính quyền để tại mỗi bệnh viện và nhà giam sẽ được thiết lập một thiền đường, và can thiệp với các Viện Phật Học để chuẩn bị huấn luyện một số tăng sinh sau này có thể phục vụ tại những nơi như thế.

Gửi bạn trẻ có ý định xuất gia

Thực tập Từ và Bi cho đúng phép, một ngày nào đó em sẽ thấy năng lượng từ bi trong em đòi em phải thể hiện qua hành động.

Thực tập Từ và Bi cho đúng phép, một ngày nào đó em sẽ thấy năng lượng từ bi trong em đòi em phải thể hiện qua hành động.

Phẩm vật hiến tặng

Hiến tặng là hành động cao đẹp nhất của người tu. Phẩm vật hiến tặng có ba thứ: tài vật, pháp môn tu học và sự an vững của tâm hồn (tài thí, pháp thí và vô úy thí). Người xuất gia đâu có tài vật gì nhiều để hiến tặng? Chính nhờ đức độ và tình thương của ta mà thiên hạ đã tin cẩn và giao phó cho ta một ít tài vật của họ để ta làm công việc cứu trợ và ủy lạo. Pháp môn tu học mà ta đã từng thực tập và gặt hái kết quả là tặng phẩm rất quý của ta. Vì vậy nếu em có làm công tác xã hội thì đừng làm công tác xã hội suông, nghĩa là chỉ đóng vai trò của một tác viên xã hội. Vai trò của em là nhà tu. Vậy trong khi làm việc cứu tế em hãy tìm cách trao truyền cho người kia những phương pháp thực tập giúp họ vượt thoát khổ đau của họ. Em đừng nghĩ họ chỉ khổ đau vì thiếu cơm, thiếu áo, thiếu nhà ở, thiếu thuốc men. Họ đau khổ nhiều trong liên hệ giữa họ và những người quanh họ, họ đau khổ vì giận hờn, thất vọng, mặc cảm, ganh ghét, xung đột, v.v…

Em đừng sợ bị mang tiếng là lợi dụng công tác xã hội để truyền đạo. Em có thể dùng ngôn ngữ không tôn giáo để giúp cho họ tháo gỡ những cái kẹt của họ. Phép thở, phép buông thư, phép lắng nghe, phép ái ngữ… ngoài đời người ta cũng dạy, cũng học, trong các tôn giáo khác cũng vậy. Pháp thí là bảo vật rất quý của người tu, đem hiến tặng hoài mà không bao giờ hao hụt. Vô úy thí là tặng phẩm thứ ba, đó là sự vững chãi, sự thảnh thơi và tuệ giác của em. Nếu em tu tập thành công thì càng ngày em càng vững chãi, càng ngày em càng có tự do nhiều hơn. Tự do đây không phải là tự do chính trị mà là tự do tâm linh. Em không bị sai sử và ràng buộc bởi bất cứ một tâm hành bất thiện nào: sự lo lắng, sự sợ hãi, sự hận thù, sự thèm khát, sự ganh ghét…

Tâm tình người xuất gia nghĩ về cha mẹ

Từ và Bi không phải là những nguyên tắc sống, đó là những năng lượng đòi hỏi được biểu hiện cụ thể bằng sự sống.

Từ và Bi không phải là những nguyên tắc sống, đó là những năng lượng đòi hỏi được biểu hiện cụ thể bằng sự sống.

Quán chiếu về vô sinh, em không còn sợ hãi, dù là cái chết. Ngồi bên giường người hấp hối, sự vững chãi và thảnh thơi của em giúp cho người đang hấp hối an tâm trở lại và thực tập chánh niệm cho đến giờ phút qua đời. Sự có mặt của em gây niềm tự tin và sự không sợ hãi. Đó là tại vì em đã có chất liệu vô úy, vững chãi và thảnh thơi nơi em. Tôi có những người học trò rất giỏi về việc thực tập nâng đỡ người hấp hối. Ví dụ như giáo thọ Chân Tiếp. Chị Chân Tiếp (Joan Halifax) là một nhà nhân chủng học nổi tiếng của Hoa Kỳ, nghiên cứu về văn minh người da đỏ. Chị là thành viên chúng chủ trì dòng tu Tiếp Hiện. Chị đã huấn luyện cho nhiều người trong việc hướng dẫn những người hấp hối. Các vị đều là những người có khả năng hiến tặng vô úy. Ta phải có khả năng hiến tặng vô úy cho người đời, trong những khúc quanh khó khăn nhất của đời họ, và khi họ hấp hối. Tôi có làm một bài hát lấy ý từ Tương Ưng Bộ với nhan đề là Ru Người Hấp Hối, một bài có thể đọc, tụng hay hát cho người hấp hối nghe, dù người đó đang tỉnh hay đã mê.

Thảnh thơi, tự do, đó là bảo vật quý giá nhất của người xuất gia, em đừng bao giờ đánh mất nó. Phải thực tập chánh niệm và nghiêm trì giới luật em mới bảo vệ được tự do mình. Những cám dỗ như danh vọng, quyền hành, sắc dục và tiền bạc chỉ là những con mồi bằng nhựa trong đó có móc một chiếc lưỡi câu sắc bén. Con cá tưởng con mồi nhựa là con mồi thật nên đớp lấy và bị lưỡi câu móc vào cổ họng.

Hạnh phúc của em không phải do những tài, sắc, danh, lợi ấy đem tới. Vướng vào chúng, em sẽ mất tự do. Hạnh phúc của em là chất liệu vững chãi, thảnh thơi, vô úy và tình thương. Mỗi ngày em phải bồi đắp và phát triển những yếu tố đó trong em.

Nền tảng cơ bản của người tu

Hạnh phúc của em không phải do những tài, sắc, danh, lợi ấy đem tới. Vướng vào chúng, em sẽ mất tự do. Hạnh phúc của em là chất liệu vững chãi, thảnh thơi, vô úy và tình thương. Mỗi ngày em phải bồi đắp và phát triển những yếu tố đó trong em.

Hạnh phúc của em không phải do những tài, sắc, danh, lợi ấy đem tới. Vướng vào chúng, em sẽ mất tự do. Hạnh phúc của em là chất liệu vững chãi, thảnh thơi, vô úy và tình thương. Mỗi ngày em phải bồi đắp và phát triển những yếu tố đó trong em.

Tay trong tay

Này người xuất gia trẻ, tôi đã có thể nhận ra em từ lúc em còn chưa xuất gia. Nhìn em tôi biết trong em có hạt giống tốt của người xuất gia. Và tôi thường tâm tâm niệm niệm để em có đủ nhân duyên đi xuất gia sớm. Em đã xuất gia rồi, tôi mừng biết mấy. Tôi làm đủ những gì có thể làm để tạo điều kiện cho em được học, được tu, được nuôi dưỡng chí hướng của em. Tôi xót xa khi thấy em buồn khổ. Tôi vui mừng hạnh phúc khi thấy em hạnh phúc. Tôi hãnh diện khi thấy em độ được gia đình, giúp thầy em xây dựng nên tăng thân, và bắt đầu có thể tạo dựng hạnh phúc cho người. Tôi lo lắng cho em, mong ước nuôi dưỡng được em như những chiếc lá đầu của cây chuối nuôi dưỡng những cuộn lá kế tiếp nằm trong lòng cây chuối.

Em là niềm tin cậy của tôi. Em là con Bụt. Em là em tôi, là học trò tôi, là con tôi, là cháu tôi. Cho dù em chưa sinh ra, tôi cũng đã nhìn thấy em rồi. Mới thọ giới Sa di, Sa di ni hay đã thọ giới lớn, em là người xuất gia trẻ mang theo em chí hướng của Bụt. Em là sự nối tiếp của Bụt, là bảo bối của Pháp, là tinh hoa của Tăng. Là gái hay là trai, em cũng có thể mang lý tưởng Bồ Tát đi vào đời. Nói chuyện tâm sự được với em hôm nay, tôi thấy lòng nhẹ nhõm. Tôi không bi quan, không lo lắng, bởi vì tôi có đức tin nơi em. Tôi sẽ có mặt bên em mãi. Tay em trong tay tôi, tay tôi trong tay Bụt, chúng ta hãy vững chãi đi về tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm