Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/07/2019, 07:42 AM

Vĩnh biệt người thổi tù và trên sông Hậu

Tôi có 4 lần được gặp người thổi tù và để nghe ông kể chuyện về hành trình nghĩa hiệp của mình trên dòng sông Hậu mênh mông. Lần nào ông cũng lấy chiếc tù và ra thổi trên sông rồi mới bắt đầu câu chuyện kể bi hùng. Ông tên Dương Công To. Sinh năm 1952, ngụ xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long.

Ông To kể: “Tôi là người dân huyện Tam Bình chớ đâu phải sinh ra và lớn lên ở Bình Mình như nhiều nhà báo đã kể đâu nghe. Sau ngày giải phóng tôi mới về quê vợ xã Mỹ Hòa nầy lập nghiệp bằng nghề đóng “đáy” trên sông Hậu”.

Ông kể thêm: Hồi chưa có cầu Cần Thơ, muốn qua lại chỉ có “Bắc Cần Thơ” mà thôi. Ghe xuồng mua bán lên xuống nhiều lắm. Nhiều chiếc bị nước “ngược” nên ghé vào bờ để chờ nước “xuôi” đi cho đỡ hao tốn xăng dầu. Vậy là bọn xấu nửa đêm trấn lột, trộm cắp tài sản của họ. Thấy vậy nên tôi mới đề nghị chính quyền thành lập đội dân phòng đường sông (ĐDPTS)  để đảm bảo an toàn cho người trên sông”.

Gần 40 năm qua, tiếng tù và đã quá quen thuộc với cư dân xã Mỹ Hòa cùng với hình ảnh thân thương, quyết đoán của đội trưởng Dương Công To.

Gần 40 năm qua, tiếng tù và đã quá quen thuộc với cư dân xã Mỹ Hòa cùng với hình ảnh thân thương, quyết đoán của đội trưởng Dương Công To.

Bài liên quan

Người dân sông hai bên sông Hậu (đoạn cầu Cần Thơ hiện nay) rất quen thuộc với tên gọi ông 4 “Ráy cá” hay ông 4 “tù và” bởi mỗi khi có ghe xuồng bị nước cuốn trôi, bị sóng đánh chìm thì tiếng tù và lại cất lên lanh lảnh. Ngay lập tức hàng chục đội viên ĐDPTS do ông To chỉ huy lập tức lên đường cứu hộ. Và đã có rất nhiều người được ông cứu sống trong cơn thập tử nhất sinh. Đâu đã vậy, mỗi khi tuần tra ban đêm, khi phát hiện kẻ gian ra tay trộm cắp, trấn lột các ghe tàu trên sông, tiếng tù và lại sang sãng báo động trên sông; các “Lục Vân Tiên” lại phom phom vây bắt kẻ gian trên các phương tiện thủy. Và đã gần 40 năm qua, tiếng tù và đã quá quen thuộc với cư dân xã Mỹ Hòa cùng với hình ảnh thân thương, quyết đoán của đội trưởng Dương Công To.

Kể về chiếc tù và hiện ông đang giữ mà rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải, ông To nói rất thật lòng: “Chiếc tù và đó của một người bạn ở Tây Nguyên tặng tôi rất đẹp và tiếng kêu thanh thoát vang xa hàng cây số. Chiếc tù và nầy tôi đã tặng cho Bảo tàng Vĩnh Long rồi. Còn chiếc tù và tôi đang giữ mà nhiều người nhìn thấy trên báo chí, truyền hình chỉ là chiếc thứ 2, không chất lượng như cái ban đầu đâu”. 

Khi cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, ông To và đồng đội lại vất vả nhiều hơn bởi số lượng người “nhảy cầu” ngày càng nhiều. 

Ông To tâm sự: “Không biết họ nghĩ sao khi lại đi tự vẫn. Cha mẹ la rầy. Nhảy cầu. Người yêu ruồng bỏ, giận hờn. Nhảy cầu. Làm ăn thua lỗ. Nhảy cầu… và biết bao nguyên nhân khiến họ gieo mình xuống sông. Buồn lắm. Có trường hợp mình “chào thua” vì họ đã chết đuối trước khi mình đến. Có trường hợp cứu họ xong, họ lại quay sang nguyền rủa mình thậm tệ rất vô văn hóa. Và còn biết bao chuyện buồn khác nữa. Mà thôi. Thấy chuyện bất bình thì mình cứ làm. Dân miền Tây vốn đã vậy quen rồi”.

Ông Dương Công To đã vinh dự được Bộ GTVT phong tặng danh hiệu “Hiệp Sỹ Giao Thông”. Cạnh đó ông còn nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ Công An, Bộ GTVT, UBATGTQG…

Ông Dương Công To đã vinh dự được Bộ GTVT phong tặng danh hiệu “Hiệp Sỹ Giao Thông”. Cạnh đó ông còn nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ Công An, Bộ GTVT, UBATGTQG…

Bài liên quan

Ông kể thêm cái lần “cứu hộ” kinh hoàng và đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông và đồng dội là lần sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Khi sự việc mới xảy ra, đội trưởng Dương Công To cùng 16 đội viên đã có mặt kịp thời cứu sống 27 nạn nhân, nhưng cũng có 6 người đã chết.

Ông nói: Đau đớn lắm, thấy họ đó mà không làm sao cứu được. Hình ảnh đó cứ ám ảnh trong trí nhớ của ông đến tận bây giờ. Mà đây chỉ là 1 trong hàng chục trường hợp được ĐDPTS xã Mỹ Hòa “cứu hộ” thành công giành giật từ thủy thần bao mạng sống của con người. Và cứ mỗi lần “cứu hộ” thành công hay thất bại, ông đều ghi chép rất tỉ mỉ ngày, tháng, năm xảy ra sự việc, tên tuổi nạn nhân, ghe, tàu bị nạn… vào quyển nhật ký của riêng mình.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ông Dương Công To đã vinh dự được Bộ GTVT phong tặng danh hiệu “Hiệp Sỹ Giao Thông”. Cạnh đó ông còn nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ Công An, Bộ GTVT, UBATGTQG…

Tôi thật bàng hoàng, chua xót tiếc thương khi đọc những dòng tin “Hiệp sỹ giao thông” Dương Công To đã ra đi mãi mãi.

Tôi thật bàng hoàng, chua xót tiếc thương khi đọc những dòng tin “Hiệp sỹ giao thông” Dương Công To đã ra đi mãi mãi.

Có một điều rất lý thú mà nhiều người chưa biết là “Hiệp sỹ” Dương Công To là nhà thơ “không chuyên” với nhiều bài thơ ông viết về sông nước Hậu Giang. Mỗi lần gặp nhau ông đều thao tác máy vi tính rất thuần thục để “khoe” với tôi những bài thơ “mới toanh”. Và chính vì sự ngưỡng mộ nhân cách hào hiệp ấy tôi đã từng viết truyện ngắn, bút ký, vọng cổ về người “Yết Kiêu” chân chất nầy.

Hôm nay, tôi thật bàng hoàng, chua xót tiếc thương khi đọc những dòng tin “Hiệp sỹ giao thông” Dương Công To đã ra đi mãi mãi. Xin gởi đến ông một sự trân trọng, tiễn đưa chân thành. Tôi hiểu rằng mai nầy trên sông Hậu mênh mông sẽ không còn tiếng tù và lanh lảnh vang xa như trước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm