Vở kịch 'Bông hồng cài áo' được tái dựng
Vở kịch "Bông hồng cài áo" bản mới sẽ ra mắt khán giả vào ngày 3-8 trên Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh sau khi đạo diễn Ái Như được sự tín nhiệm cao từ NSND Kim Cương
Những ngày qua, sàn tập Sân khấu Hoàng Thái Thanh nóng lên với kịch phẩm "Bông hồng cài áo" (kịch bản: Kim Cương - Hoàng Khâm), do đạo diễn Ái Như dàn dựng với sự tín nhiệm cao của NSND Kim Cương khi giao kịch bản mình rất tâm đắc cho đạo diễn Ái Như dựng mới.
Nói về sự ra đời của vở kịch "Bông hồng cài áo", NSND Kim Cương cho biết: "Ở Việt Nam, nghi thức cài bông hồng lên ngực áo trong mùa Vu lan bắt đầu vào năm 1962, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyến khích. Năm 1962, trong một lần sang Nhật, đi nhà sách với bạn vào đúng ngày của Mẹ (Mother’s day), ngày lễ truyền thống của nhiều nước phương Tây, Thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng bông hoa trắng mà không rõ lý do. "Sau khi hỏi rõ nguyên nhân, Thiền sư được biết trong ngày này, người còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, người mất mẹ thì cài hoa trắng. Cũng trong năm đó, Thiền sư đã viết một bài dài mang tên "Bông hồng cài áo" và đưa tận tay tôi.
Thiền sư nói tôi đi truyền đạo thì chỉ có những người đến chùa mới được nghe, còn cô làm nghệ thuật, sân khấu có thể nhân rộng ý nghĩa hiếu đạo này trong xã hội. Chính điều đó mà tôi và tác giả Hoàng Khâm đã ngồi lại cùng bàn cách sáng tác. Ban đầu là kịch bản viết cho sân khấu cải lương, Đoàn Thanh Minh dựng, nhưng chỉ sau một tuần thì ngưng diễn vì vắng khách. Tôi đã viết lại thành kịch bản kịch nói, nhân rộng câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đó là khởi điểm cho vở kịch "Bông hồng cài áo" ra đời, rồi tiếp sau đó là nhiều nhạc sĩ sáng tác ca khúc cho chủ đề này".
Đạo diễn Ái Như tâm sự mình yêu thích kịch bản này từ lúc còn nhỏ. Khi lớn lên theo nghệ thuật, chị đã ao ước được dựng vở "Bông hồng cài áo". Lần này đã đủ duyên để đưa vở kịch tên tuổi của Sân khấu Kịch Kim Cương lên sàn diễn Sân khấu Hoàng Thái Thanh.
Theo đạo diễn Ái Như, vở dựng mới vẫn tái hiện đúng bối cảnh câu chuyện của Sài Gòn thập niên 1970. Chị cho biết điều thuận lợi là kịch bản dù ra đời gần 40 năm nhưng vẫn giữ được tính thời sự. "Tôi tin hơi thở từ cuộc sống hôm nay sẽ tự nhiên lấp đầy câu chuyện đã quá quen thuộc với khán giả sân khấu. Và với cách kể của Sân khấu Hoàng Thái Thanh, vở kịch sẽ lấy được nước mắt người xem" - đạo diễn Ái Như tự tin.
NSND Kim Cương cho rằng sự khác biệt của vở cũ được dựng mới chính là ý thức truyền đạt thông điệp đến khán giả hôm nay từ cảm nhận của thế hệ diễn viên trẻ. Các diễn viên hôm nay có đủ chất thanh xuân để làm tươi mát vai kịch. Nhưng để cảm nhận được vai diễn cũng như câu chuyện, họ rất cần vốn sống, kinh nghiệm diễn xuất.
Vì vậy, theo đạo diễn Ái Như, yêu cầu đặt lên hàng đầu là sự tập dượt nghiêm túc của đội ngũ để có được vở kịch tử tế, đáng xem trong mùa Vu lan năm nay.
Nguồn: nld.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm